Mời bạn xem: http://lekhasy.vnweblogs.com http://holam.vnweblogs.com , http://lekhasy.blogspot.com
TRIỂN LÃM CCRĐ Ở HÀ NỘI
CỰC KỲ NGU !
Ngày 08-9-2014, Bảo tàng lịch sử quốc gia (Hà Nội) triển lãm cải cách ruộng đất 1946-1957, được 3 ngày thì phải đóng cửa, có ba cái ngu:
.
* Ngu thứ nhất:
Ngày 4-12-1953 Chủ tịch Quốc hội Hồ Chí Minh mới ký Luật Cải cách ruộng đất, mà ngành "Văn hóa" dở hơi lại bày trò triển lãm với cái tên Cải cách ruộng đất 1946-1957
ngay trên đất Thủ đô cho khách trong nước ngoài nước vào xem. Như thế
là triển khai CCRĐ trước gần 8 năm rồi mới có Luật CCRĐ ?!
* Ngu thứ hai (nhưng là cái nhu to nhất): Từ xưa, người ta nói miếng ngon nhớ mãi, điều thảm hại nhớ lâu ! Mấy cái đứa bày trò triển lãm đã vô tình hoặc hữu ý chọc vào vết thương CCRĐ của dân tộc, mà như hình ảnh dưới đây đã minh chứng:
.
Ở đời, làm
không sai đã quý, làm sai mà biết sửa cho đúng lại càng quý hơn ! Việc
sai lầm trong CCRĐ đã được sửa, can chi mà lôi ra để bêu rếu cái sự dĩ
vãng đã 6 thập niên ? Rồi còn biện bạch như Nguyễn Văn Cường, Giám đốc
Bảo tàng lịch sử quốc gia trả lời BBC: Chúng tôi không coi đó là một
vết thương mà coi đó là bài học xương máu trong quá trình thực hiện
cuộc cách mạng dân chủ. Bên cạnh đó chúng ta sử dụng tư liệu của Đảng,
Bác Hồ khi sửa sai. Chứ chúng tôi không coi đó là một vấn đề chính trong
trưng bày để xoáy sâu vào mất mát hay tổn thất gì. Cái đó Đảng ta đánh
giá rồi.
Xin hỏi Giám đốc Bảo tàng lịch sử quốc gia Nguyễn văn Cường: Ông đã không coi đó là một vết thương thì sao lại coi đó là bài học xương máu trong quá trình thực hiện cuộc cách mạng dân chủ ?
Như thế, những chủ trương kế sách dù đúng đắn thì sau đó vẫn cần lôi ra
để làm “bài học xương máu” à ? Ông học trường nào ? Ai là thầy dạy ông ?
Ông không hiểu gì về lô-gich trong văn chương, cái sơ đẳng đối với con
người có học và làm viên chức công quyền như ông ?! Ông nói chúng
tôi không coi đó là một vấn đề chính trong trưng bày để xoáy sâu vào mất
mát hay tổn thất gì. Cái đó Đảng ta đánh giá rồi. Đã biết Đảng ta đánh giá rồi thì mục đích các người triển lãm nêu lên để đánh giá lại
hay sao ? Các người không xoáy sâu vào vết thương lòng của dân tộc
trong CCRĐ để buộc tội cho lịch sử thì với ý đồ gì ? Hay cái chế độ này
thu của dân quá nhiều để nuôi bộ máy gián tiếp con cha cháu ông quá cồng
kềnh, quá khổ, vô công rỗi nghề nhàn cư vi bất thiện, sinh lẩm
cẩm dở hơi như cái Bảo tàng lịch sử quốc gia này ? Nếu để ông tự xếp
hạng cho mình thì ông liệt vào hàng ngu hay dốt? Và, các “nhà” cùng a
dua với ngành “văn hóa” trả lời phỏng vấn của báo chí, có đáng xếp vào
hàng “theo đóm ăn tàn, ăn theo nói leo” không ?
* Ngu thứ ba:
Cải cách
ruộng đất rồi sửa sai, cả thành công và sai lầm không nhỏ, các người
triển lãm mới thể hiện một chiều. Là cái đinh gỉ gì những điếu bát, ấm
trà, áo dài hoa… của địa chủ, sao các người không đưa hình ảnh, tang vật
địa chủ dùng đàn áp nông dân ? Không dám đưa hình ảnh bắn địa chủ kháng
chiến Nguyễn Thị Năm, bắn các đảng viên 30-31, con đấu tố cha mẹ…cùng
với những hình ảnh cảm động như cụ Hồ khóc vì sai lầm CCRĐ, những người
bị quy oan nhưng sau đó tự nguyện tham gia đi sửa sai…? Việc làm của các
người chứng tỏ nếu không đến nỗi thiếu hiểu biết thì vừa xỏ lá lại vừa
“già dái non hột” (!) Các người nên đến xem để học tập bảo tàng Dân tộc học, họ triển lãm đã qua mấy năm mà không có ý kiến phản đối, chê trách !
.
Cuối cùng
xin nói thật: Ngành Văn hóa-thể thao-du lịch có quá nhiều cán bộ nhân
viên gián tiếp thì liên hệ với hội Nông dân Việt Nam mở rộng lòng
thương, nhận bớt cho về nông thôn làm ruộng hoặc chăn nuôi, đánh giậm,
hơn là nuôi những con người như thế chỉ làm tổn hại đến thanh danh đất nước, gây thêm rối rắm giữa mối bòng bong !
.
13-9-2014 Công dân Lê Khả Sỹ
Bài của công dân Lê Khả Sỹ phân tích rất chí lí, càng đọc càng thấy khoái. Mong lần sau đọc thêm bài của ông.
Trả lờiXóaChúng định lấp liếm tội ác. Nhưng gậy ông lại đập lưng ông.
Trả lờiXóa