“Bày cho cháu tụt quần
rồi mắng cháu” (!)
Một thời các người điều hành
Cũng kinh tế thụt lùi, nợ như Chúa Chổm
Mượn mấy câu thơ, đọc để cười rung rốn
Tả thực về các người:
Nói thì nói đến là dai
Vừa nhạt vừa dài, đại khái chung chung
Ăn thì ăn đến là hung
Như thể thần trùng, bọ xít rầy nâu
Trụ thì trụ đến là lâu
Trọc hếu cả đầu chẳng chịu về cho
Về thì việc nước ai lo
Liên hoan xe đón xe đưa ai mời !*
Nên bám ghế chiếm chỗ ngồi
Gạ triều đình dụng “cò mồi tham mưu”
Thuộc hàng thủ táo lão miêu**
Vẫn ăn theo, vẫn nói leo hàng đầu
Muốn tô vẽ quan nhiệm kỳ sau
Phải chê bôi quan nhiệm kỳ trước
Đó là cái mưu cái chước
Của “chuyên da” “chuyên thịt” xứ mình
Là cái mẹo lưỡng thời đắc
dụng***
Để trọn đời lo lót kế mưu sinh !
Thực ra, “chuyên gia” của nhiệm kỳ này
Cũng là những "thầy dùi" nhiệm kỳ trước
Bòn mót dăm ba trang học được
Trong sách Mác-Lê, trích dẫn ba hoa
Tham mưu cho thượng cấp mù lòa
Sinh cái “nỗi đau” để hôm nay họ nói (!)
Theo Sỹ tôi, Triều đình cần xem lại
Có nên dùng các bác quá tuổi hưu
Để vẽ trò “tham mẹo tham mưu”
“Bày cho cháu tụt quần rồi mắng cháu”
Hiện lớp trẻ thông minh không thiếu
Sẵn lòng vì nước vì dân
Tại sao bỏ phí nguồn nhân lực
Lại nghe theo những bộ óc chai sần ???
04-9-2016
Lê Khả Sỹ
----------------------
* Thơ Yên Thao
** Mèo già giữ bếp
*** Thời nào cũng dùng được
----------------------
* Thơ Yên Thao
** Mèo già giữ bếp
*** Thời nào cũng dùng được
--------mời
xem bài dưới--------
Thứ Năm, 01/09/2016 - 20:00
Nền kinh tế đã cạn kiệt nguồn lực tăng trưởng
Dân trí Đây là những báo động vừa là lời cảnh
tỉnh của nhiều chuyên gia kinh tế tại Hội thảo Một số chủ trương, chính sách
lớn nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng
suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế được tổ chức mới đây tại Viện
Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM).
>> Trưởng
ban Kinh tế Trung ương: “Doanh nghiệp phải đổi mới để cạnh tranh thành công”
>> “Thời
cơ chín muồi, cần đột phá để nền kinh tế đổi mới”
Theo TS
Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện CIEM, thời gian qua, nói đổi mới nhưng chúng
ta chưa thực sự đổi mới tư duy, chưa có quyết tâm chính trị đủ mạnh, còn chần
chừ, do dự trong cải cách chuyển đổi sang kinh tế thị trường, kết quả là thể
chế kinh tế thị trường thiếu, không đồng bộ, méo mó.
Người kém thì không thể đổi mới
Trong khi
đó, GS Võ Đại Lược cho rằng, yếu tố quyết định của chuyển đổi mô hình kinh tế
Việt Nam phải trọng dụng nhân tài, mấy trăm thủ khoa mà tuyển được khoảng 10%
làm được vài ba năm họ ra ngoài làm việc. Du học sinh Việt Nam ở các trường đại học danh tiếng thế giới,
tại sao không ai về Việt Nam ,
họ ở lại nước ngoài là vì sao?
Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan (phải)
và nguyên Viện trưởng Viện CIEM Lê Xuân Bá (thứ hai từ trái sang) có nhiều ý
kiến sâu sắc tại Hội thảo trên.
"Năng
lực soạn thảo văn bản của ta còn kém. Chúng tôi
trong tổ tư vấn của Chính phủ xem văn bản này thấy chán quá, nhưng không còn
lựa chọn nào khác là vẫn phải ban hành. Hiện
nay, Việt Nam
đủ các loại văn bản, Nghị định mà thể chế kinh tế vẫn kém. Ở đây là người kém
không thể đổi mới. Cơ chế hiện nay dung dưỡng cho chạy chức, chạy quyền. Chúng
ta không thiết lập được cơ chế kiểm soát quyền lực", ông Lược nhấn mạnh.
Chuyên gia
kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng: 5 năm qua chúng ta đã chú trọng đổi mới mô hình
tăng trưởng nhưng chưa hiệu quả chưa nhiều. Câu hỏi lớn nhất của tôi là lấy đâu
ra nguồn lực tăng trưởng chất lượng và bền vững trong khi nguồn lực mô hình cũ
đã cạn kiệt.
“Nói mãi đổi
mới mô hình tăng trưởng mà không đổi mới được. Đừng có tăng trưởng theo chiều
rộng bằng vốn, lao động giá rẻ và tài nguyên nữa. Chúng ta cần nhận thức là thế
giới đang thay đổi từng ngày theo giá trị gia tăng, trình độ và công nghệ của
con người. So sánh với các điều kiện ngoại lực, điều kiện nội lực đang yếu đi.
Khu vực trong nước nhập khẩu cao, nhập siêu lớn. Hiệu suất đầu tư cao nhưng
hiệu quả đầu tư vốn thấp. Khu vực kinh tế trong nước yếu trong cạnh tranh, kém
trong hội nhập. Đây là nỗi đau của nền kinh tế”,
chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhấn mạnh.
Theo bà Lan,
hiện tư duy phát triển ở nhiều cơ quan Nhà nước, Bộ, ban ngành còn coi kinh tế
Nhà nước là chủ đạo. "Chưa thay đổi được tư duy thì chưa thể nghĩ đến thay
đổi trong hành động. Ngay cả chi tiêu công, đầu tư công không được giám sát và
quy trách nhiệm và còn được che chắn nữa", bà Lan nói.
"Các
yếu kém của DN Việt Nam
hiện nay, một phần do chính họ nhưng DN hoạt động trong môi trường không cạnh
tranh thì làm sao có đất sống để cạnh tranh được với thế giới. Cần thay đổi
cách tư duy: 5 năm tới, cần cải cách nhanh, quyết liệt còn nếu cứ "rải
mành mành" thế này thì không thay đổi được", chuyên gia Lan nhấn
mạnh.
Ví dụ về
biến đổi khí hậu tác động đến sản xuất nông nghiệp: "dưới sức ép của biến
đổi khí hậu, nông nghiệp của Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ không thể theo cách cũ
được, 4 năm rồi không có lũ rồi phải thay đổi cơ cấu cây trồng. Chúng ta đã đến
chân tường rồi, sao không thay đổi đi", bà Lan khẳng khái nói.
Công nghiệp hóa rỗng ruột và đội ngũ "sáng cắp ô đi,
tối cắp ô về"
Theo GS
Nguyễn Quang Thái: Hiện Nghi quyết của Việt Nam là nhất thế giới, nói và lặp
lại Nghị quyết ở các Bộ, ngành và địa phương.
"Chúng
ta phải thay đổi, nên gai góc hơn, chứ cứ nói mượt mà theo Nghị quyết thì không
ổn. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nói cần là nói thẳng và đi thẳng vào vấn
đề để đổi mới đất nước", GS Thái nói.
Vị GS nhấn
mạnh: "Hiện công nghiệp hóa của mình là kiểu rỗng ruột, dịch vụ của mình
kém thì năng lực cạnh tranh và chơi sòng phẳng thế nào?"
TS Lê Xuân
Bá, nguyên Viện trưởng Viện CIEM cho rằng: "Chúng ta phải đánh giá lại
thực trạng nền kinh tế. Vấn đề là cái gì cũng muốn làm khi mà lực kém. Chỉ nói
hay nhưng làm dở, chính sách luật pháp nhiều cái chưa chuẩn, ban hành ra thiếu
tính thực tế".
Ông này ví
dụ: Phạt người đi bộ đi dưới lòng đường, nhưng thử hỏi tại sao họ phải đi xuống
lòng đường. Chẳng ai muốn bị phạt, bị xe đâm. Trong khi các gốc vấn đề là vỉa
hè bị chiếm dụng, đường không có vỉa hè thì không giải quyết.
Theo TS Bá:
Hiện nay, vấn đề phát triển công nghiệp ô tô và công nghiệp hóa thế nào trong
khi các nước phát triển xe chạy điện rồi, Việt Nam vẫn chưa có chiếc xe hoàn
chỉnh, vẫn sử dụng xăng bẩn tiêu chuẩn Euro 2, trong khi thế giới sử dụng xăng
sạch Euro 4, xăng sinh học.
"Đã đến
lúc muốn giải quyết các vấn đề kinh tế thì phải giải quyết các vấn đề ngoài
kinh tế, nếu không chỉ loay hoay mãi. Con người là yếu tố cần đổi mới đầu tiên.
Cần phải "dỡ miếu đuổi hòa thượng" giảm bớt người hưởng lương ngân
sách khiến nền kinh tế không chịu nổi, chi thường xuyên quá lớn khiến bà con
nông dân phải còng lưng nuôi", ông Bá nói.
Nguyễn Tuyền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét