Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Phiếm luận

Mời bạn xem: http://lekhasy.vnweblogs.com  http://holam.vnweblogs.com  http://lekhasy.blogspot.com


THẦY GIÁO ĐỎ

     KHÔNG BẰNG “HỌC TRÒ ĐEN”

  .

Cán bộ vi phạm như thế là không chấp nhận được

(Dân trí) - Đó là quan điểm của ông Nguyễn Ngọc Hiên, Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Quảng Xương, Thanh Hóa nơi công tác trước đây của anh Lê Văn Ngọc.
Hiện nay, anh Lê Văn Ngọc đang học tập và công tác tại Học viên Hành chính Quốc gia.
Về bản thân anh Lê Văn Ngọc trong thời gian đang còn công tác tại Trung tâm, ông Hiên nhận xét: “Anh Ngọc từng tốt nghiệp tại Học viện Báo chí - Tuyên truyền, kết nạp Đảng viên tại địa phương. Năm 2008, anh Ngọc được công tác giảng dạy tại Trung tâm. Trong thời gian công tác, anh Ngọc là người có đạo đức tốt, năng nổ trong công việc và sống hoà đồng với mọi người. Hàng năm chúng tôi bình xét là Đảng viên tốt, lao động tiên tiến của Trung tâm.”
“Ngành của chúng tôi cũng là những người thầy nhưng lại có tính đặc thù thường gọi là “người thầy giáo đỏ”. Đây là môi trường bồi dưỡng chính trị cho cán bộ, đã mang danh người thầy thì phải sống xứng danh người thầy, trong môi trường chính trị lại càng phải nêu cao tinh thần hơn.” - ông Hiên bộc bạch.
Lê Văn Ngọc đang tường trình với cơ quan Công an.
Sự việc
Theo lời kể của Đại uý Hoàng, chiều 16/7, anh được phân công trực ở ngã tư Trần Phú - Lê Qúy Đôn. Trong khi đang trực, nút giao thông này đã có tín hiệu đèn đỏ được khoảng 5 giây thì thấy hai người đi trên chiếc xe máy (sau đó được xác định là do anh Lê Văn Ngọc điều khiển xe) cố tình vượt, đến giữa ngã tư thì bị mắc kẹt gây ùn tắc giao thông.
Đại úy Hoàng đã thổi còi yêu cầu xe dừng lại. Khi nghe tín hiệu còi của CSGT, anh Ngọc có dừng lại và quay mặt nhìn, sau đó lại rú ga chạy tiếp. Ngay sau đó, đại úy Hoàng lấy xe máy đuổi theo và ra tín hiệu yêu cầu anh Ngọc dừng lại.

Anh Ngọc điều khiển xe chạy chậm lại, rồi lại điều khiển xe lên vỉa hè bỏ chạy và có lời lẽ trêu chọc CSGT phía sau, thậm chí còn ép xe không cho Đại úy Hoàng vượt lên. Trước tình hình trên, Đại úy Hoàng đã dùng tay sờ vào súng với mục đích hăm doạ.
Anh Ngọc lúc này cũng cởi mũ bảo hiểm khỏi đầu vẫy tay thách thức và chèn xe Đại úy Hoàng. Trước hành động quá ngang ngược của người vi phạm giao thông, Đại úy Hoàng đã dùng súng bắn chỉ thiên 3 phát. Sau khi nghe tiếng súng, cả hai người vi phạm giao thông còn quay lưng lại nhìn và có lời lẽ thách thức CSGT. Đại úy Hoàng tiếp tục đuổi theo quãng đường hơn 100 mét nữa thì áp sát được hai người và dùng súng bắn hai phát liên tiếp.
“Mục đích của tôi không phải bắn vào người họ, mà chỉ bắn vào xe để uy hiếp. Do đang lái xe, tay trái cầm súng nên bắn không chuẩn. Tôi cũng không biết là đã trúng vào người họ. Mãi đến khi áp sát và khống chế xe vào được thì mới thây máu chảy”, Đại úy Hoàng nói.

----------------------------

bài phiếm luận này, xin nêu ba đối tượng: Người nổ súng, người bị bắnông Giám đốc Trung tậm bồi dưỡng chính trị huyện Quảng Xương với sự tự hào đáng thương.

Người nổ súng
Trong trường hợp Lê Văn Ngọc vượt đèn đỏ, vi phạm luật rồi bỏ chạy, không chấp hành tín hiệu dừng xe của CSGT, đồng thời thể hiện thái độ coi thường pháp luật, thách thức người thi hành công vụ, tiếp tục lạng lách, chèn ép xe CSGT, thì nổ súng để ngăn chặn kịp thời hành động ngổ ngáo của Lê Văn Ngọc, tránh nguy hiểm cho nhiều người đi đường là cần thiết ! Can chi mà CSGT phải nhận “bắn không chuẩn” ! Còn luật pháp, nếu dở dơi dở chuột thì có thể sau này xử lý CSGT không chuẩn về lý về tình. Việc đó hạ hồi phân giải.

Người bị bắn
Lê Văn Ngọc là đảng viên, là cán bộ giảng dạy một trường cao cấp mà không bằng dân thường, cố ý vi phạm luật giao thông và có những hành động như nêu trên là không thể tha thứ ! Lê Văn Ngọc đã phát huy cao độ và lợi dụng triệt để uy thế đảng, vênh vang không biết nhục của phường “theo đóm ăn tàn”. Đây là bài học đích đáng ! Pháp luật được xây dựng và ban hành theo Hiến pháp của chế độ cũng do đảng CSVN (cái nơi anh ta nương náu) lãnh đạo. Những kẻ vô lại thường chơi trò vừa hô vua vạn tuế, vừa ỉa vào mặt vua (!) 

Ông Giám đốc TT bồi dưỡng chính trị Quảng Xương
Ông Hiên nhận xét: “Anh Ngọc từng tốt nghiệp tại Học viện Báo chí - Tuyên truyền, kết nạp Đảng viên tại địa phương. Năm 2008, anh Ngọc được công tác giảng dạy tại Trung tâm. Trong thời gian công tác, anh Ngọc là người có đạo đức tốt, năng nổ trong công việc và sống hoà đồng với mọi người. Hàng năm chúng tôi bình xét là Đảng viên tốt, lao động tiên tiến của Trung tâm”. Và, Ngành của chúng tôi cũng là những người thầy nhưng lại có tính đặc thù thường gọi là “người thầy giáo đỏ”. Đây là môi trường bồi dưỡng chính trị cho cán bộ, đã mang danh người thầy thì phải sống xứng danh người thầy, trong môi trường chính trị lại càng phải nêu cao tinh thần hơn.”.

Thưa ông Giám đốc
Đáng quý và cũng đáng thương cho lời nhận xét của ông (!) Quý là ông nói rất thật, thương là ông quá đắm đuối với sự tự hào về “người thầy giáo đỏ”. Cái thật về đảng viên Lê Văn Ngọc giống cái thật ở nhiều đảng viên như thế. Được kết nạp qua một vài lớp gọi là “cảm tình đảng”. Nhiều người nói đùa mà thật: Miễn là có cảm tình với đảng và có lý lịch “trong sạch” là trở thành đảng viên của đảng, chứ không cần xét đến đạo đức, phẩm chất, lòng trung thành với nước với dân (!) Cảm tình không thuộc bản chất, khi thích nhau thì có cảm tình, không thích nhau nữa thì hết cảm tình, mà cái thích của con người chẳng khác gì thời tiết sớm nắng chiều mưa. Tôi lấy dẫn dụ đơn cử: có người làm Đổng lý văn phòng triều vua Bảo Đại là khi ông ta thích, sau nhảy sang theo cách mạng, viết sách ca ngợi cụ Hồ, nói xấu Bảo Đại, ấy là lúc ông ta hết thích vua Bảo Đại. Còn năng lực thì rõ rồi, ai vào đảng cũng phải phấn đấu. Có nghĩa là, đuối sức như một bác nông dân yếu hèn chỉ gánh nổi 40 kg, nhưng vì lẽ nào đó, bác phải gánh 50 kg, thì 10 kg gánh thêm là nhờ vào sức phấn đấu và bác sẽ bị thoái hóa cột sống, quỵ lúc nào chưa biết. Người đảng viên vào đảng bằng hai yếu tố đó, nên họ thoái hóa là phải !
   Đáng thương ông đắm đuối với sự tự hào viễn vông “người thầy giáo đỏ”. Chúng ta ai mà chẳng chuộng cái màu đỏ. Tuy nhiên, không phải màu đỏ nào cũng đáng chiêm ngưỡng. Đỏ chói, đỏ thắm, đỏ bừng, đỏ ửng ; lại còn có đỏ choét, đỏ lòm, đỏ loét, đỏ hoẻn…thì ở cái thời này không mong có được 4 màu đỏ kể trước đâu ông nhé ! Phần nhiều là đỏ loét, đỏ hoẻn, “tắt đèn nhà tranh như nhà ngói” không sao, chứ bày ra nhìn thấy thì  kinh lắm !
   Ông cho biết, hàng năm cơ quan bình bầu cán bộ tốt đều có Lê Văn Ngọc. Xin chúc mừng, nhưng cũng cảnh báo với ông: thời nay vô số danh hiệu dỏm mua bằng tiền, đổi bằng tình mà sau đó đã bị vạch mặt mo ra đấy !

Lẽ đời, cái sự “tự hào” thường sinh ra tự cao tự đại, tự tôn, tự phụ…và cuối cùng là tự đánh mất mình ! Xin các người hãy tỉnh táo ! Câu chuyện lan man mong bạn đọc thứ lỗi !

Hà Nội, 19-7-2013 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét