Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Trao đổi

Mời bạn xem: http://lekhasy.vnweblogs.com  http://holam.vnweblogs.com  http://lekhasy.blogspot.com


Tiến sĩ mà dùng chữ sai nghĩa !

Khi chế độ trở thành vấn nạn
Tiến sĩ Đoàn Xuân Lộc

Ảnh: Hiện chỉ còn vài nước trên thế giới theo Chủ nghĩa Cộng sản như Bắc Hàn.

Đều nằm trên bán đảo Triều Tiên, có chung một dân tộc, cùng chung một nền văn hóa và nói chung một ngôn ngữ nhưng Nam Triều Tiên trở thành một quốc gia giàu mạnh, dân chủ trong khi Bắc Triều Tiên vẫn phải đối diện với nghèo đói, cô lập.
----------------------------

Tôi dẫn đoạn mở đầu và ảnh trong bài viết của Tiến sĩ Đoàn Xuân Lộc với tiêu đề Khi chế độ trở thành vấn nạn để nói lên sự hạn chế về ngữ văn của một người Việt hiện làm việc nghiên cứu tại Viện Global Policy, London, chắc được đào tạo ở nước ngoài, thường cho là bằng cấp chuẩn hơn đào tạo trong nước. Nhưng không ngờ, cũng chẳng hơn gì ! (bài viết ngắn này không đề cập đến chính trị, tư tưởng).

Trước đây tôi đã nêu sự sai lầm của báo Văn nghệ (hội Nhà văn Việt Nam) cho đăng bài Vấn nạn giao thông và ý thức hệ người Việt, bởi cụm từ vấn nạn giao thông không thể dùng để nêu vấn đề tai nạn giao thông là nan giải như ý của tác giả thể hiện xuyên suốt bài viết ! Nhưng rồi sau đó thấy có một số bài chính luận, cả văn bản hành chính và một vị đại biểu Quốc hội cũng vẫn dùng hai từ vấn nạn trong văn cảnh nói về một tệ nạn khó giải quyết dứt điểm. Bây giờ lại thấy tác giả Đoàn Xuân Lộc là Tiến sĩ mà cũng không thông hiểu ngữ nghĩa khi dùng hai từ vấn nạn trong bài viết đã dẫn ở trên.

Theo từ điển Hán-Việt, chữ nan (khó) có một âm là nạn (lánh nạn, tị nạn), khi chữ nan đứng sau chữ vấn (hỏi) thì cặp từ này là vấn nạn (hỏi khó).  Nó được dùng trong trường hợp như: Tôi đến gặp Thủ trưởng, lần nào cũng bị Thủ trưởng vấn nạn (người hỏi đưa ra những câu lắt léo, những vấn đề hóc búa – hỏi khó). Trong ngữ cảnh hai bài viết tôi phê phán trên không thể dùng cặp từ vấn nạn !
.
 Máy không cài phong chữ Hán nên phải viết ra chụp lại

Thì ra, người ta ở đâu cũng thích dùng ngoại ngữ cho ra vẻ uyên thâm dù không thông hiểu hoặc hiểu biết lõm bõm (!)

30-01-2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét