Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Thống đốc không thể đứng ngoài vòng !

Mời bạn xem: http://lekhasy.vnweblogs.com  http://holam.vnweblogs.com  http://lekhasy.blogspot.com
.

Nhân viên Ngân hàng lừa đảo 

chiếm đoạt hơn 4.000 tỷ đồng

THỐNG ĐỐC VÀ LÃNH ĐẠO 

NGÂN HÀNG VIỆT NAM

CÓ CHỊU TRÁCH NHIÊM ?

Ngành Ngân hàng Việt Nam có bộ phận Thanh tra các cấp cả chính quyền và đảng, hàng quý hàng năm thanh tra kiểm tra, tại sao không biết thực trạng này ngay từ đầu và cả quá trình kéo dài đủ điều kiện cho bọn gian manh là hạ cấp của mình lộng hành, lừa đảo chiếm đoạt số tiền khổng lồ như vậy ??? Ai có thể tin các người không biết ? Chẳng lẽ Quốc hội và Chính phủ cũng chấp nhận sự vô trách nhiệm hoặc trí trá lừa dối của các người ?!

Một vụ nhập lậu gà thải loại từ Trung Quốc cũng truy vấn trách nhiệm bộ Công thương ; một vụ thực phẩm nhiễm độc bày bán ở chợ cũng truy vấn đến trách nhiệm ngành Quản lý thị trường, ngành Y tế ; một mảng vữa trát tường bị bong ở những công trình cao tầng cũng truy vấn trách nhiệm ngành Xây dựng ; CSGT nhận cái phong bì 20.000đ (chưa mua được một cốc cà-phê) cũng quay phim chụp ảnh, nêu lên báo, đưa ra Quốc hội phê phán, truy vấn  trách nhiệm ngành Công an … Thế mà ngành Ngân hàng qua mấy đời Thống đốc, bao nhiêu chuyện bùng nhùng phạm pháp như con Thống đốc liên can vụ nhận hối lộ đấu thầu giấy in bạc ; tình trạng nợ xấu, nợ không thể thu hồi, thất thoát thua lỗ ; dùng tiền của dân cấp sai đối tượng chính sách, nuôi cho bọn “ngoại cảm” lừa đảo dân trong các vụ tìm mộ liệt sĩ giả, lấy xương động vật thay cho hài cốt liệt sĩ…rồi cũng im ro ; hàng chục thủ trưởng cấp dưới bị bắt, bị cách chức nhưng Thống đốc không bị một lời cảnh cáo. Thậm chí, Thống đốc Ngân hàng không làm nổi việc Ngân hàng, điều hành thua lỗ thì lại được đưa lên ngồi ghế Quốc hội vẫn giữ ngang chức mà quyền hành lại to hơn. Phải chăng, ngành Ngân hàng nhiều tiền do nắm tiền của dân, có tiền làm Tiên cũng được ? “Đồng bạc đâm toạc bản án” ? Vung tiền thu phục nhân tâm nên được trường tồn lưu cửu ??? Có vị đã quá tuổi, “ngửi thấy mùi đất thơm thơm, ngửi thấy mùi cơm ngai ngái”, từng bị bãi nhiệm chức vụ Thống đốc, bị cảnh cáo về Đảng vì quản lý ngân hàng yếu kém để xảy ra vụ Epco Minh Phụng nhưng vẫn bám ghế Quốc hội đến bây giờ.
 

Chính mức giá và tỷ lệ ăn chia chưa rõ ràng sẽ khiến các tổ chức tín dụng xác định AMC của họ sẽ xử lý các tài sản và mua bán nợ theo giá thị trường. Ảnh: Kinh Luân
.
Là công dân, tôi đề nghị Chính phủ giao cho cơ quan pháp luật vào cuộc điều tra, truy cho ra trách nhiệm của Thống đốc Ngân hàng trong các vụ có dấu hiệu phạm pháp để xử lý nghiêm minh dù đã nghỉ hưu ; đề nghị bộ Chính trị, ban Bí thư TW đảng kiểm tra hoạt động của hệ thống Kiểm tra đảng thuộc ngành Ngân hàng Việt Nam ; đề nghị Tổng Thanh tra Nhà nước cho kiểm tra hoạt động của hệ thống Thanh tra Nhà nước ở các cấp Ngân hàng, xem thực trạng vô trách nhiệm mức độ nào và xử lý thích đáng để lấy lại lòng tin đối với dân !
--------------------------------


Kinh tế ››
Những vụ sai phạm ngàn tỷ của ngân hàng Việt
- Rất nhiều vụ sai phạm tại các ngân hàng, gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng diễn ra gần đây, tiêu biểu như vụ bầu Kiên - ngân hàng ACB, Huỳnh Thị Huyền Như - ngân hàng Vietinbank... Mới đây nhất là vụ chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng ở Đắk Nông.
Chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng ở Ðắk Nông
Ngày 4/6/2013, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ðắk Nông đã hoàn tất các hồ sơ thủ tục đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh truy tố 13 bị can trong vụ "vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" và nhận hối lộ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Ðắk Lắk - Ðắk Nông, Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Ðông và Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á (chi nhánh tại Hà Nội).
Theo kết quả điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ðắk Nông, lợi dụng chủ trương cho vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, 5 công ty, doanh nghiệp đã làm giả các loại hồ sơ, giấy tờ, hợp đồng xuất khẩu, tờ khai hải quan... rồi mang đến các ngân hàng kể trên làm thủ tục tạm ứng vay vốn giải ngân.
Ðể được vay vốn, các đối tượng đã thông đồng, móc nối và đưa hối lộ cho một số cán bộ thuộc 3 ngân hàng này với số tiền "chung chi" rất lớn để lừa đảo, tham ô chiếm đoạt tài sản của Nhà nước với số tiền 1.058 tỷ đồng.
Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo gần 5.000 tỷ đồng
Huỳnh Thị Huyền Như (sinh năm 1978, trú tại Q.4, TP.HCM), nguyên Phó phòng Quản lý rủi ro Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), chi nhánh TP.HCM và đồng bọn đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, cho vay lãi nặng; vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Hà Nội và TP.HCM.
ngân hàng, rút ruột, tham ô, sai phạm, chiếm đoạt, lừa đảo, bầu Kiên 
Từ đầu năm 2007, khi là cán bộ tín dụng VietinBank chi nhánh TP.HCM, bà Như đã vay hơn 200 tỉ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức, cá nhân để kinh doanh bất động sản tại TP.HCM, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Lạt, Quảng Nam và An Giang. Đến năm 2010, kinh doanh thua lỗ và phải trả lãi suất cao, bà Như không có khả năng thanh toán.
Để có tiền trả nợ, từ tháng 3/2010 đến 9/2011, lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank, bà Như đã làm giả 8 con dấu chi nhánh Nhà Bè của ngân hàng này và 7 công ty khác, đồng thời làm giả tài liệu của Vietinbank cùng nhiều đơn vị, cá nhân khác để lừa đảo, chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng, 3 cá nhân tổng cộng hơn 4.911 tỷ đồng. Bà Như khai trong số tiền chiếm đoạt được, bà chỉ trả nợ được 925 tỷ đồng.
Agribank nhận thế chấp ảo để DN rút ruột nghìn tỷ thật
Đây là vụ thế chấp hy hữu. Agribank đã nhận thế chấp ảo (quyền sử dụng 6 thương hiệu thời trang mua từ nước ngoài ) để doanh nghiệp rút ruột nghìn tỷ thật. Khoản nợ vay Agribank đầu tư dự án Luxfashion tính đến ngày 12/10/2012 là hơn 3.099 tỷ đồng.
Agribank đã xác lập cùng công ty liên doanh Lifepro Việt Nam 2 hợp đồng thế chấp tài sản. Hợp đồng thế chấp số 1 kí ngày 8/4/2012, trị giá 1.518 tỷ đồng, tài sản thế chấp được hình thành từ vốn vay và vốn tự có. Hợp đồng thế chấp thứ 2 kí ngày 14/4/2012, với tài sản thế chấp cũng được hình thành từ vốn vay và vốn tự có trong tương lai. Tài sản thế chấp thứ hai của hợp đồng này là quyền sử dụng 6 thương hiệu và nhãn hiệu thương mại mà công ty liên doanh Lifepro Việt Nam đã mua của FGF Industry Spa (Italia). Với 6 thương hiệu và nhãn hiệu này, Agribank đã nhận thế chấp cho khoản vay tới 70 triệu USD, tương đương 1.464 tỷ đồng.
ngân hàng, rút ruột, tham ô, sai phạm, chiếm đoạt, lừa đảo, bầu Kiên 
Luật Sở hữu Trí tuệ cũng không có điều khoản công nhận quyền sở hữu thương hiệu có được từ việc mua lại tài sản thế chấp là thương hiệu bị ngân hàng phát mại. Như vậy, Agribank sẽ khó bán được 6 thương hiệu đã nhận thế chấp của Lifepro Việt Nam.
Nhận thế chấp tài sản là thương hiệu với trị giá 1.464 tỷ đồng, nhưng lại không chắc chắn với quyền sử dụng tài sản ấy, Agribank đã tạo ra một vụ thế chấp hy hữu trong lịch sử ngân hàng Việt Nam. Đương nhiên khi con nợ cao chạy xa bay, còn Agribank cũng không thể đứng ra phát mãi quyền sở hữu 6 nhãn hiệu thời trang đó.
Lợi dụng chức vụ làm thiệt hại gần 400 tỷ đồng
Ông Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng Giám đốc Công ty cho thuê tài chính II (Công ty ALCII) thuộc Agribank bị xác định có hành vi tham ô khoảng 80 tỷ đồng. Theo cáo trạng, từ tháng 4/2008 - 3/2009, ông Vũ Quốc Hảo cùng Nguyễn Văn Tài (SN 1959, nguyên Phó tổng giám đốc ALC II) đã ký 10 hợp đồng cho thuê tài chính và mua bán tài sản trị giá hàng trăm tỷ đồng.
Thực chất, đây là hợp đồng cho vay trong khi ALC II không có chức năng này. Tuy nhiên, sau đó Cty Quang Vinh - bên ký hợp đồng cung ứng tài sản được giải ngân đã sử dụng tiền không đúng mục đích. Cơ quan tố tụng xác định, việc ký các hợp đồng kinh tế trên của ông Vũ Quốc Hảo đã làm thiệt hại hơn 390 tỷ đồng. Trong số tiền thiệt hại trên, ông Hảo hưởng lợi hơn 3,9 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong các hợp đồng đã ký, ông Vũ Quốc Hảo đã bàn bạc với Đặng Văn Hai (SN 1957, Chủ tịch HĐTV công ty TNHH Quang Vinh) lập hợp đồng khống, rút 75 tỷ đồng để ông Hảo trả nợ cá nhân. Lợi dụng việc thanh lý tài sản trong các hợp đồng thuê tài chính của doanh nghiệp tư nhân Anh Phương (Đồng Nai), ông Hảo cũng chiếm đoạt 4,9 tỷ đồng.
Bầu Kiên làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng
Bằng thủ đoạn "lấy mỡ nó rán nó", Bầu Kiên (ông Nguyễn Đức Kiên) đã vay số tiền hơn 2.400 tỷ đồng của ngân hàng ACB; sau đó sử dụng tiền vay mua cổ phần, cổ phiếu của một số ngân hàng, rồi dùng số cổ phần, cổ phiếu đó để thế chấp lại các khoản vay ban đầu tại ngân hàng ACB, tạo ra vốn ảo, gây ảnh hưởng xấu đến chính sách tài chính, tiền tệ của Nhà nước.
ngân hàng, rút ruột, tham ô, sai phạm, chiếm đoạt, lừa đảo, bầu Kiên 
Trong các năm 2006 và 2008, Bầu Kiên thành lập và điều hành 3 công ty, gồm: Công ty cổ phần Đầu tư thương mại B&B, Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội và Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội. Ngày 30/11/2010, ông Kiên sử dụng pháp nhân Công ty B&B vay của Ngân hàng ACB số tiền 1.000 tỷ đồng. Sau đó, dùng số tiền vay được để mua 33% cổ phần của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín (VietBank). Ngày 10/1/2011, bầu Kiên dùng số cổ phần mua mới của VietBank làm tài sản thế chấp cho khoản vay 1.000 tỷ của Ngân hàng ACB. Cùng ngày, Kiên sử dụng pháp nhân của công ty đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội vay của Ngân hàng ACB số tiền 659 tỷ đồng. Số tiền này, sau khi vay được ông sử dụng vào việc mua cổ phiếu của chính ngân hàng ACB nhằm sở hữu 2% cổ phần của ngân hàng này.
Để đảm bảo cho khoản vay 659 tỷ đồng, ông Kiên dùng số cổ phần mua của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Á và Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long để thế chấp. Đáng lưu ý là số cổ phần thế chấp của hai ngân hàng này cũng được hình thành từ khoản vay 800 tỷ đồng của Ngân hàng ACB, dưới pháp nhân của đơn vị vay là Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội.
Với quyền hạn là Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB, từ tháng 5/2010 đến tháng 11/2011, Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB ra chủ trương để ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai qui định, thu số tiền chênh lệch ngoài hợp đồng hơn 247 tỷ đồng, làm ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ và điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
Vẫn bằng thủ đoạn cũ, Kiên đã sử dụng pháp nhân Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội vay của Ngân hàng ACB 307 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu để mua gần 30 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Thép Hòa Phát, sau đó lại dùng hơn 22 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Thép Hòa Phát thế chấp cho Ngân hàng ACB để đảm bảo cho việc phát hành trái phiếu.
Ngày 15/5/2012, Kiên lại chỉ đạo nhân viên dưới quyền lập biên bản họp Hội đồng quản trị để quyết định chuyển nhượng 20 triệu cổ phần của Công ty cổ phần Thép Hòa Phát, trị giá 264 tỷ đồng để bán cho Công ty TNHH một thành viên thép Hòa Phát. Điều đáng lưu ý là 20 triệu cổ phần này nằm trong số hơn 22 triệu cổ phần đã được thế chấp cho Ngân hàng ACB để đảm bảo việc phát hành trái phiếu.
Nhị Anh (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét