Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

"Lề trái" nhưng ngôn luận không trái

Mời bạn xem:  http://lekhasy.vnweblogs.com  http://holam.vnweblogs.com  http://lekhasy.blogspot.com
.

HOAN HÔ !

Bài viết của Thủ tướng 

trên trang mạng Diễn đàn Kinh tế Thế giới

.

(Dân trí) - Ngày 23/5/2014, mục tổng tin (blog) trên trang mạng chính thức của Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2014 đã đăng bài viết của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về khả năng thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Dân Trí xin được trích đăng.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Chủ tịch WEF Klaus Schwab. (Ảnh Đức Tám)

Bài viết bằng tiếng Anh có tựa đề "Why foreign investment in Vietnam is booming", tạm dịch: "Vì sao đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang tăng mạnh mẽ". Dưới đây là nội dung bài viết:


Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng của Việt Nam. Không chỉ có nhiều lợi thế và môi trường đầu tư hấp dẫn, Việt Nam còn đang nỗ lực viết tiếp câu chuyện thành công trong thu hút FDI bằng cam kết mạnh mẽ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, coi khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận quan trọng cấu thành của nền kinh tế, đồng thời xem FDI là một nhân tố quyết định để tái cơ cấu nền kinh tế và tăng sức cạnh tranh quốc gia

                                                                   Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
----------------------------------------------

VỊ THẾ CỦA BÁO MẠNG

Ngày nay, báo mạng là phương tiện thông tin đa chiều, nhanh nhất, đầy đủ nhất đến được khắp thế giới chỉ sau thời gian phát đi tính bằng giây. Chủ trang mạng cũng chịu trách nhiệm với luật pháp và công chúng như các báo chí khác. Nhiều vấn đề các “báo lề phải” không dám nêu, nhưng báo mạng thì đưa tin, bình luận thoải mái. Báo mạng, bị Lê Doãn Hợp khi đương chức Bộ trưởng bộ Thông tin - truyền thông gọi là “báo lề trái”, thế mà Sỹ tôi dám chỉ mặt phê phán hàng chục “báo lề phải” (cả báo quyền thế nhất nước) về cái tội HIẾN PHÁP thì đăng HIẾP PHÁP, gọi Tổng Bí thư là Trọng Lú, ca ngợi Bản Giốc là thắng cảnh của Trung Quốc và tâng bốc tướng Hứa Thế Hữu, chỉ huy chiến tranh biên giới 1979 đánh ta, nhân ngày Trung Quốc kỷ niệm “chiến thắng biên giới”. Bị phê phán không dám cãi lại !

 3 trong 11 báo láo nháo: Hiến pháp thì đăng Hiếp pháp  
(trên chữ V đỏ và trong khung chữ nhật)
.

Ở Trung Quốc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, đã chủ trương bước đầu chưa bắt buộc nhưng khuyến khích các cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước cần có trang mạng cá nhân để mở rộng quan hệ xã hội. Còn ở ta, vấn đề đó chưa được đề cập và phạm vi tiếp cận của công chúng còn hẹp bởi số người dùng máy tính chưa nhiều nên việc truy cập đang hạn chế. Cả cán bộ lãnh đạo và viên chức Nhà nước, không ít người chưa biết sử dụng máy tính. Đây là một thiệt thòi cho chúng ta trong thời đại công nghệ thông tin phát triển. Nhưng chắc chắn dăm năm tới, số người Việt Nam dùng máy tính sẽ phổ cập 70-80% , không như hiện nay mới xấp xỉ 30%.

Một tác phẩm phát lên mạng, với thời gian rất ngắn đã đến với bạn đọc chẳng riêng trong nước mà cả toàn cầu. Với những bài được bạn đọc ưa thích, tâm đắc thì có khi chỉ sau dăm tiếng đồng hồ, số lượt truy cập đã lên đến hàng nghìn và có những ý kiến gửi đến động viên, đồng cảm rất thú vị. Qua trang mạng, biết được ý thức xã hội ở từng lĩnh vực, chẳng hạn: Bài viết về thế sự, được đông đảo người đọc từ bình dân đến trí thức truy cập ; bài viết về thời sự thì bạn đọc chủ yếu là những cán bộ, viên chức Nhà nước hưu trí, cựu chiến binh, ngoài ra có thêm một số các quan “thất sủng”  bất đắc chí ; bài viết về những tác động đến đời sống nhân dân thì bạn đọc đa số là người lao động ;  bài viết về văn học thì các nhà cầm bút đôi khi tranh luận trao đổi ; bài viết về tình yêu, được bạn đọc quan tâm là lớp trẻ nhưng thơ văn phải trẻ, phóng khoáng “vượt rào” và chêm pha “khóc gió than mưa sướt mướt” ; bài viết về cách ăn chơi của lớp người giá áo túi cơm thì bạn đọc hơi nhiều nhưng tả phì lù ; bài viết khen các vị lãnh đạo, đảng viên thì không mấy ai nhòm ngó (!) Chẳng biết bài này hoan hô Thủ tướng có ai nhòm ngó hay không ?

Mấy năm gần đây, các báo chí “lề phải”, bên cạnh báo giấy đều có trang mạng để thu hút bạn đọc nhanh và rộng rãi. Đã có những ý kiến khẳng định: Không lâu nữa, vị thế báo mạng sẽ lấn át báo giấy một cách thảm hại ! Và, lúc đó xã hội được tiếp cận các nguồn tin phong phú, nhanh chóng hơn !

Tóm lại, có trang mạng cũng hay. Xin vỗ tay hoan hô Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hòa mình vào thế giới mạng !

24-5-2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét