ĐỌC TUYỂN TẬP THƠ
HƯƠNG THIÊN LÝ
Thi sĩ, Lão thành Cách mạng Phạm Như Tiên
Một trong 5 tập thơ in riêng của Cụ
Tôi được đọc bản thảo tập thơ tuyển Hương Thiên Lý của vị Lão
thành cách mạng Phạm Như Tiên, quê Hưng Yên, năm nay đã 98 xuân đời và hơn ba
thập niên cầm bút gắn bó với thơ, gặt hái thành công trong 5 tập thơ in riêng
và nhiều bài in chung ở các tập đã công bố (có bài được viết từ năm 1942).
Đọc
tập bản thảo của Cụ, tôi ngạc nhiên về một tay bút không chuyên, dù được đào
tạo dưới mái trường thời xưa, am hiểu cả Hán ngữ Pháp ngữ nhưng suốt đời là
công chức Nhà nước, đường công danh đâu có rỗi nhàn mà theo đuổi nghiệp thơ.
Thế mà sau khi nghỉ hưu, Cụ đến với thế giới thơ tận tường quen thuộc như với ngõ xóm đường
làng nơi Cụ ở.
Hơn
hai trăm bài thơ, phần lớn là thể thơ Đường luật, một số ít bài viết theo thể
lục bát, ca trù với đề tài khá phong phú: Cụ viết về nghĩa thế tình đời, ca
ngợi vẻ đẹp non sông đất nước, ca ngợi các bậc Vĩ nhân và những con người một
nắng hai sương, chịu khó chịu thương xây dựng quê hương xứ sở. Xuyên suốt hàng
trăm bài, thể hiện Đạo lý, Nhân tâm Chân-Thiện-Mỹ của người cầm bút. Còn niêm
luật trong thơ thất ngôn bát cú của
Cụ thì khỏi bàn, dù là loại cổ thi kén chọn tay bút vào hàng “khó tính”, chỉ
một vài chỗ chưa chỉnh ; song, nó là một vài hạt “cát đen” trong mênh mông bãi
cát vàng lấp lánh. Đặc biệt, một số bài có cùng đề tài, thể loại nhưng không
trùng lắp về ngôn ngữ, cái mà các thi sĩ khó tránh trong trường hợp như thế !
Bên cạnh những bài thơ trữ tình, Cụ có thơ trào phúng nhưng nhẹ nhàng, tế nhị
mà thâm thúy, đúng là giọng thơ của các Nhân sĩ Bắc Hà.
Đọc
thơ Cụ Phạm Văn Tiên thú vị như ngọn gió xuân thoang thoảng đưa đến cho tôi cảm
khoái về Đất Trời sớm nắng chiều mưa và cõi người lo toan cơm áo. So với các
Nhà thơ khác, Cụ đến với thơ ở tuổi hơi muộn màng, nhưng những vần thơ, con
chữ, ý tứ của Cụ từ khối tinh hoa phát tiết muộn màng đó lại khẳng định bút lực
chắc chắn của Cụ mà không phải Nhà thơ nào cũng có được ! Thơ của Thi sĩ, Lão
thành Cách mạng Phạm Như Tiên trong tuyển tập Hương Thiên lý đã như
vòng tròn vẽ bằng com-pa, nếu ngòi bút tôi can thiệp vào, chẳng khác chi vẽ lại
vòng tròn ấy bằng ba ngón tay run rẩy vụng về, chẳng méo ngang cũng méo dọc (!)
Vậy xin phép không bình luận, chỉ có lời chúc mừng tác giả và xin giới thiệu
vài ba bài trong tuyển tập trên khuôn khổ diện tích bài viết ngắn này
Mong
tuyển tập thơ Hương Thiên lý sau khi trình làng, được nhiều bạn đọc tâm đắc.
Hà
Nội, 01-6-2014
Lê
Khả Sỹ
----------------------
Các bài rút trong tuyển tập Hương thiên lý
ĐÓN CHÀO XUÂN TÂN MÃO (2011)
ĐÓN CHÀO XUÂN TÂN MÃO (2011)
Tân
Mão xuân về, tuổi chín lăm
Chắc
rằng có thể tới tròn trăm
Ba
lần ra sách lòng không quản
Bốn
bận in thơ bút chẳng quằn
Chữ
nghĩa chữ nhân lòng vấn vít
Việc
công việc đức dạ lo chăm
Tây
phương cực lạc đâu màng vội
Hương bút tình quê* vẫn ước thầm.
---------------
* Tập thơ đang hoàn chỉnh
BỨC THƯ PHÁP
“Ba xuân nho nhỏ, một xuân tròn
Bốn cảnh bằng nhau, một cảnh
con”
Nước biếc tung tăng ngư lộn nước
Non xanh thăm thẳm, điểu vờn non
Đồ thư tàng cổ luôn thu giữ
Bút pháp lưu kim mãi vẫn còn
Tứ cảnh xuân về, xuân bất tận
Bút nghiên đâu dễ để hao mòn.
NÚI TIÊN THỊ*
Chợ trời biết mấy cheo leo
Đã đi cho đến, phải trèo cho lên
Một tòa cổ sái thiên nhiên
Gió đàn vẳng tiếng, nhạc tiên xa
gần
Chơi vơi đỉnh giáp non thần
Ngửng đầu trời thấp, cất chân
mây đùn
Nào hay gió cuốn mây ngàn
“Chim cành gõ mõ, vượn đàn tụng
kinh”
Ngoạn du phong cảnh thanh bình
Rừng sâu tiếng hú động tình núi
non
Trèo lên một dải đường mòn
Chợ trời xế bóng vẫn còn bán mua
Nửa ngồi nửa đứng nhấp nhô
“Thang mây” muốn bước, “Sen hồ”
muốn chơi
Ào ào Am gió reo vui
Chân chồn mỏi gối chẳng rời bước
lên
Thạch bàn, Giếng ngọc, Vườn tiên
Đẹp thay cảnh trí thiên nhiên
hữu tình
Vạn ban quái thạch kỳ hình
Đủ mây năm sắc, đủ tranh bốn mùa
Hóa công xếp đặt điểm tô
Bức tranh hoành tráng muôn thu
vững vàng
Khói trầm thoang thoảng mùi
nhang
Chuông chiều đã giục, gọn gàng
túi thơ.
-----------------
* Trên núi Tam Đảo
1942
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét