Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Bài đăng lại từ BBC VietNam

Mời bạn xem: http://lekhasy.vnweblogs.comhttp://holam.vnweblogs.com  http://lekhasy.blogspot.com

.

Bộ GTVT là một bộ quản lý tài sản của đất nước rất lớn, mọi hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng và tiền của nhân dân, nhưng từ trước đến nay chưa có một "tư lệnh" nào xứng đáng với trọng trách được giao. Anh nào cũng hung hăng được một thời gian đầu để "đánh bóng mạ kền" danh tiếng, mong lấy đó làm đà thăng tiến. Bởi cái ngành này dễ có nhiều tiêu cực thì "Tư lệnh" dễ bề ra roi, khoa trương. Đây là một cái nạn gây nên tình trạng giao thông vận tải thụt lùi nói chung và tai nạn nghiêm trọng, gây nên khổ sở cho xã hội VN ! Nên chăng, cố gắng tìm một gương mặt khá hơn, nếu không thì giao cho một bộ nào đó kiêm nhiệm có khi lại hay (!) 

                                                                               Lời bình của Lê Khả Sỹ

.

Thiệt hại quá lớn vì giao thông ở VN

Cập nhật: 10:39 GMT - thứ sáu, 7 tháng 2, 2014


Con số tổng kết bề nổi tai nạn giao thông của chục năm gần đây ở Việt nam luôn xấp xỉ 10.000 người chết và 30.000 người bị thương mỗi năm.
.
Nghiêm trọng hơn, những ngày lễ tết con số thương vong tăng đột biến, tết Nguyên đán vừa qua mỗi ngày bình quân gần 200 người vừa chết vừa bị thương do chính tai nạn này.
Một sự mất mát quá lớn, luôn ám ảnh cho công đồng người Việt sống trên đất nước mình.
Họ không biết lúc nào chính họ là nạn nhân, dù dừng xe trước đèn đỏ hay đi đúng luật giao thông thì sinh mạng vẫn bị rình rập.
Bởi con số tai nạn khủng khiếp “đều như vắt chanh” hiện hữu hàng ngày và có thể mãi mãi tồn tại.
Người Việt hiện tại có nhiều thói xấu biến thành văn hóa hàng ngày dẫn đến nguy hại cho bản thân và cho nhiều người khác.
Họ tranh thủ từng giây để giành đường, lạng lách, đối đầu chỉ là thói quen mà chẳng có mục đích gì về tận dụng hay tiết kiệm thời gian di chuyển.
Lợi bất cập hại cho xã hội, các đoàn xe buýt lạng ra lách vào như đồ thị hình sin với những đoạn đường trong thành phố chật hẹp, chen chúc xe máy, còi bấm inh ỏi, lợi dụng sự ưu tiên vượt nhanh bằng mọi giá cũng đem lại không ít tai nạn cho người dân.
Giao thông nông thôn có nhiều cải thiện nhưng với bản chất ý thức hẹp hòi của người dân địa phương, họ tận dụng hầu hết các hành lang tầm nhìn để trồng cây quả, hoa màu làm giảm hầu hết tầm nhìn, thậm chí phơi hoa màu, rơm rạ ngoài đường.
Người điều hành phương tiện giao thông thì cẩu thả, không tuân thủ luật giao thông nên tai nạn tông ngang té ngửa là lẽ đương nhiên phải xảy ra hàng ngày.
Sự khập khiễng đầu tư công của chính phủ cũng dẫn đến không ít tai nạn kép thương tâm.
.
Tai nạn giao thông Việt Nam
.
Trên Quốc lộ 1A từ Đồng Nai về các tỉnh phía Bắc vẫn không có giải phân cách khiến nhiều các loại xe nhất là xe khách, đối đầu nhau triền miên, vì nhiều lý do quá đơn giản là qua đường cong, qua đoạn trơn trợt, vượt xe hay do điều khiển pha cót đèn xe trong đêm.
Nhiều đoạn đường liên tỉnh như quốc lộ 14 - đoạn huyết mạch nối liền năm tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phước với TP Hồ Chí Minh nhiều năm liền nhiều đoạn xây dựng dở dang, gián đoạn, cầm chừng, mương rãnh dọc ngang.
Tất cả các phương tiện tự định cho mình làn xe bất kỳ trên đường để vượt qua đoạn đường dài. Các đoạn không xây dựng mới thì đầy rẫy cạm bẫy ổ gà, ổ voi.

Bế tắc

Thiệt hại kinh tế quá lớn cho nhân dân khu vực, cho xã hội, không những thời gian di chuyển phải tăng hơn gấp đôi mà tai nạn giao thông bất ngờ cũng xảy ra liên tục khắp các tuyến đường.
Hàng năm vẫn có những tai nạn trôi xe ô tô, xe máy trên các đoạn đường miền Trung trong mùa ngập lụt, khiến nhiều người chết.
"Tai nạn giao thông đang đe dọa sinh mạng hầu hết người dân Việt nam đến nay vẫn là sự bế tắc, dù có nhiều nỗ lực của chính phủ. "
Người dân oán trách lái xe cẩu thả, chính quyền xử đúng người đúng tội nhưng họ cố tình hoặc không biết chính họ cũng là nguyên nhân.
Nếu xây dựng tường hộ lan mềm, chắc chắn phía hạ lưu của những đoạn đường thường xuyên ngập lụt do lũ hiện nay vẫn đang bỏ ngỏ thì những chiếc xe đó có dể dàng trôi như trôi trên sông không?
Phương tiện giao thông có thể hư hại hay mất đi, nhưng con người vẫn còn chỗ nắm, dựa, còn thời gian chờ cứu hộ. Chưa kể đến trách nhiệm của người quản lý, điều khiển cung đường quốc lộ.
Chính sách khuyến khích sử dụng rượu bia gián tiếp bằng cách áp dụng thuế suất tiêu thụ đặt biệt rượu bia thấp gấp nhiều lần so với một số nước trong khu vực, tạo nên nền văn hóa nhậu nhẹt thường xuyên, phù hợp túi tiền kể cả với các đối tượng có thu nhập thấp từ thôn quê đến thành thị cũng là nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
Việc nhập khẩu ồ ạt xe máy giá rẻ những năm trước đây được sự hỗ trợ thuế suất từ Trung Quốc với mức độ quản lý, kiểm định chất lượng an toàn lỏng lẻo của các cơ quan hữu quan cũng gây hệ lụy lâu dài cho xã hội về tai nạn giao thông, hao phí nhiên liệu tiêu thụ, tăng ô nhiễm môi trường so với các xe máy nhập từ Thái Lan.
.

.
Tai nạn giao thông đang đe dọa sinh mạng hầu hết người dân Việt Nam đến nay vẫn là sự bế tắc, dù có nhiều nỗ lực của chính phủ.
Phải chăng chính phủ nên rà soát lại từ đầu nhiều nguyên nhân, mạnh dạn, dứt khoát, quyết tâm loại bỏ những phương tiện tham gia giao thông cá nhân không bảo đảm an toàn, chất lượng mà số đông người dân đang sử dụng gây nguy hại cho cộng đồng và thay đổi chính sách phù hợp để chặn đứng các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.
Vận động thường xuyên ý thức đến cương quyết đối với những người dân, buộc tuân thủ hành lang, tầm nhìn đường giao thông.
Đánh thức nỗ lực chính từ những người tham gia giao thông từ bỏ dần thói hư tật xấu đang trở thành văn hóa, thành nếp sống cho nhiều thế hệ người Việt tiếp theo.
Giải pháp nóng đâu thổi đó, hiệu quả kinh tế trong xây dựng, khai thác công trình giao thông đưa lên tiêu chí hàng đầu không hữu hiệu để giảm thiểu tai nạn giao thông đối với các tuyến đường huyết mạch.
Ba chục ngàn người thành thương phế cho mỗi năm là gánh nặng về đạo đức, về kinh tế quá lớn, hệ lụy lâu dài cho người dân nước Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét