Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Quay lại thời nô lệ ?

Kính báo cùng bạn đọc

Hiện nay các trang mạng của Lê Khả Sỹ hoạt động bình thường:
http://lekhasy.vnweblogs.com
http://holam.vnweblogs.com
http://lekhasy2010.blogspot.com  (giao diện màu xanh)
http://lekhasy2015.blogspot.com  mới lập thêm  (giao diện màu da cam)
   Kính mời quý bạn đọc ghé thăm, trao đổi.                                                                                                      
                                                            Lê Khả Sỹ. đt: 01656538236-
                                                                    -----------------*-------------------

Nhà nước ơi Nhà nước !
Công đoàn ơi Công đoàn ! 
.
Đau khổ chi bằng mất tự do
Đến buồn đi ỉa cũng không cho 
Cửa tù khi mở, không đau bụng
Đau bụng thì không mở cửa tù.
         (Ngục trung nhật ký – Hồ Chí Minh, Nam Trân dịch)
.
Đó là nỗi đau khổ của một tù nhân chính trị trong nhà giam cách nay ba phần tư thế kỷ. Còn ở Việt Nam, đã bảy thập kỷ độc lập tự do, gần ba mươi năm đổi mới, hội nhập, cái quyền con người và tự do được nâng lên một bước đáng ghi nhận, nhưng vẫn tình trạng chủ coi người làm công như nô lệ thời trung cổ, như một tù nhân Đến buồn đi ỉa cũng không cho, Cái nỗi đau khổ này diễn ra trong khi nước ta có tổ chức Công đoàn, với chức năng nhiệm vụ gọi là “bênh vực quyền lợi cho người lao động”. Tổ chức Công đoàn hùng hậu và có vị thế khá cao trong giới cầm quyền, nhưng hình như vô tích sự ! Bởi tình trạng ông chủ ra quy định hạn chế ỉa đái không phải mới diễn ra ở Cty TNHH Daiwa Plastics Việt Nam vừa rồi, mà đã nhiều cuộc biểu tình của công nhân đòi cái quyền chính đáng, sơ dẳng ấy. Xin hỏi: Tổ chức Công đoàn đã vào cuộc như thế nào ? Phần lớn Công đoàn sở tại a dua với giới chủ, tạo mọi điều kiện o ép công nhân, lấy cớ “ổn định chính trị” để mà trị người lao động ! Có hơn chút là tuyên truyền giải thích về “chính sách”, về quyền lợi các bên, về “luật biểu tình”…chẳng đem lại quyền lợi gì cho người lao động. Như thế thì sinh ra cái tổ chức Công đoàn làm gì cho tiêu tốn công quỹ Nhà nước ngang hoặc hơn một Bộ ?
.
Thêm nữa, người lao động hàng tháng vẫn phải đóng các khoản cung phụng cho cái tổ chức này, như doanh nghiệp phải trích 2% tổng quỹ lương của đơn vị và đoàn viên phải đóng 1% lương của bản thân nộp cho Công đoàn. Các người hưởng đồng tiền ấy là mồ hôi, công sức của người lao động, các người phải làm thế nào cho xứng đáng chứ ! Cán bộ Công đoàn ngồi ở cơ quan đã có bao giờ vì công việc chung mà phải nín ỉa nín đái chưa ?  Các người có thấu hiểu nỗi khổ của người lao động bị giới chủ hạn chế, định mức số lần vào nhà vệ sinh mà mót đái phải đái ra quần, mót ỉa phải són cứt ra quần ? Ai không thấu hiểu thì người đó không phân biệt được mùi thối của cứt, mùi khai của nước đái với mùi bia hơi + ruột chó khi quần tam tụ ngũ liên hoan công tác (!)
   Nên noi gương Công đoàn ở các nước tư bản, họ đứng về phía người lao động hoàn toàn, nhưng vẫn bảo đảm công minh và quy định của luật pháp như dưới đây:

Công đoàn ở Mỹ ủng hộ cuộc biểu tình Chiếm phố Wall

Một số công đoàn tại nước Mỹ hôm qua bày tỏ sự ủng hộ và dự định cùng xuống đường tham gia phong trào biểu tình "Chiếm phố Wall".
alt
Người biểu tình tổ chức tuần hành qua tòa Thị chính ở Los Angeles vào chiều 3/10/2011
.
"Rất đơn giản thôi, những người trẻ tuổi trên phố Wall đang lên tiếng về rất nhiều vấn đề mà người lao động ở nước Mỹ đang phải đối mặt trong vài năm gần đây" - Larry Hanley, chủ tịch quốc tế của Amalgamated Transit Union - một công đoàn có khoảng 20.000 thành viên tại khu vực New York, nói với CNN khi được hỏi lý do tham gia…

Còn ở Việt Nam ta, đọc báo được biết

Gần 900 công nhân Cty Shilla Bags ngừng việc đòi quyền….đi vệ sinh

công nhân, vệ sinh, lao động, mất việc, sa thải, đình công, công-nhân, vệ-sinh, lao-động, mất-việc, sa-thải, đình-công, công nhân, vệ sinh, lao động, mất việc, sa thải, đình công, công-nhân, vệ-sinh, lao-động, mất-việc, sa-thải, đình-công,
   Biểu tình phản đối hạn chế đi vệ sin                Thẻ đi vệ sinh
.
Đi ỉa đi đái Phải đeo thẻ và tính từng phút
Cty TNHH Daiwa Plastics Việt Nam (KCX Tân Thuận, Q.7, TPHCM). Theo nội quy của Cty Daiwa, CN khi làm việc phải đội nón màu xanh, đi vệ sinh đội nón màu cam và báo cáo với giám sát, ghi rõ giờ ra, giờ vào nhà vệ sinh trong “Bảng ghi chép nhân viên đi ra ngoài”. Tùy theo mỗi tổ có bao nhiêu người mà Cty phát cho mỗi tổ từ 1 đến 5 nón cam, trung bình chừng 20 CN sẽ có một nón cam để thay nhau đi vệ sinh. Nếu CN đi vệ sinh không đội nón, bị giám sát bắt được, nhắc nhở 2 lần thì bị lập phiếu vi phạm. Tái phạm sẽ bị cảnh cáo, tái phạm lần nữa sẽ bị kỷ luật, đuổi việc.
   Tai họa ập đến với chị Thùy Dung khi chị bị “tào tháo rượt” mà trong tổ sản xuất không còn nón cam, vì “nhu cầu bức thiết” nên chị “liều mạng” đi mà không đội nón cam như quy định. Chị bị giám sát bắt quả tang, nhắc nhở. 10 năm làm việc ở Cty không vi phạm kỷ luật, nay bị nhắc nhở vì chuyện đi vệ sinh nên chị cãi lại giám sát. Chuyện đến tai tổng giám đốc, chị Dung bị lập biên bản với 2 lỗi: “Cãi nhau trong giờ làm việc ảnh hưởng đến mọi người xung quanh và đi vệ sinh không đội nón”...
CN Cty Shilla Bags ngừng việc gần 10 ngày, Cty vẫn giữ quan điểm mình làm đúng, cán bộ Phòng LĐTBXH quận 12 cũng khẳng định, trong Bộ luật LĐ năm 2012 không có mục nào nói về chuyện đi vệ sinh của CN nên quy định của Cty cũng không sai ! ... (trích đoạn bài trên mạng)
.
Cán bộ phòng LĐTBXH quận 12 khẳng định việc hạn chế ỉa đái đối với người lao động là không sai như dòng chữ màu đỏ, nét đậm trên đây là ngu ! Luật không thiếu sót những điều cơ bản đối vơi quyền con người, chỉ có loại "cán bộ từ lò gia công" ở phòng LĐTBXH phường 12, thành phố HCM mới ù ù cạc cạc như rứa ! Xin gửi đến ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động VN, bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng bộ LĐTBXH và ông Bí thư Thành ủy cùng ông Chủ tịch UBND tp. HCM thẩm định lại ! Chẳng lẽ để Việt Nam ta quay về thời nô lệ ? Không xấu hổ với Công đoàn các nước tư bản hay sao ???
.
16-6-2015                                    Lê Khả Sỹ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét