Huế khác xưa
ĐÁNG BUỒN CHO HUẾ !
và nỗi buồn cho Huế thời nay (dưới)
Hồ Xuân Mãn, Bí thư tỉnh ủy Thừa
Thiên-Huế kêu gọi đảng viên và nhân dân học tập tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh (trên) và Hồ Xuân Mãn phải
hoàn trả 44,39 triệu đồng tương ứng với trợ cấp 52 tháng (từ ngày
1-6-2010 đến 30-10-2014) đã nhận do được tặng thưởng danh hiệu “anh hùng
lực lượng vũ trang” dỏm (dưới).
Nạn nhân bị đánh kêu cứu nhưng không ai cứu, mặc dù nhà trường có Bí thư chi bộ, các đảng viên, các thầy cô giáo, Bí thư đoàn, Phụ trách đội và đông đảo học sinh các lớp đang trong giờ có mặt tại trường. Thật là khốn nạn !
Sau
năm 1975, (khoảng đầu năm 1977), tôi đi công tác vào Huế, được anh bạn
ở bộ Lâm nghiệp mời đến nhà chơi. Anh là cán bộ tập kết, cả gia
đình anh ở lại Huế vẫn còn nguyên vẹn qua bao năm khói lửa đạn bom.
Anh bạn đưa tôi dạo chơi một ngày quanh Huế, tôi không mê sông Hương núi
Ngự, bởi nhiều nơi trên đất bắc có sông núi đẹp hơn, tôi chỉ mê kiểu
kiến trúc đô thị của Huế khác các nơi là nhà nào cũng có vườn,
cửa không sát hè như ở Hà Nội. Đặc biệt là cách xử thế của người
Huế lịch thiệp, chân thành không nơi nào có !
Khi
tôi đến, các con cháu của anh ra khoanh tay cúi đầu chào khách, còn
sau đó, hàng ngày chỉ trước khi đi làm, các cháu lên phòng khách chào
ba, chào chú với câu: Con xin phép ba
và chú, chúng con đi làm, chiều về cũng lên phòng khách chào ba
chào chú ; ngoài ra, không bao giờ lên chỗ ba tiếp khách. Hỏi ra được
biết, con trai con dâu của anh đều dạy ở trường Quốc học Huế. Vợ anh
làm nghề nội trợ cũng rất lịch sự, việc tiếp khách do chồng, chỉ lúc ăn mới có chị đứng bên mâm cơm (hai
chúng tôi ăn riêng một mâm),chị mời khách và xem khách thích món gì để
bữa sau điều chỉnh, như lời chị nói.
Đi ngoài phố, gặp các cô các bà bán
nước, bán quà vặt bên đường, đến anh đạp xích-lô cũng nhận được
tiếng mời chào chân tình lịch sự của họ. Có thể nói, không thể tìm
thấy một cử chỉ hay lời nói thô lỗ của người Huế !
Ấy
vậy mà những năm gần đây, nét đẹp truyền thống của Huế mai một đi quá nhiều nếu không
muốn nói Huế đã mất đi nét đẹp về
tình đời nghĩa thế. Chao ôi ! Người “cầm cân nảy mực” cao nhất,
rao giảng đạo lý dẻo mồm nhất lại là anh gian lận để cuỗm cái danh
hiệu dỏm “Anh hùng lực lượng vũ trang”, bị búa rìu dư luận phang vào
mặt, phải trả lại công quỹ hơn bốn chục triệu đồng ; những học sinh
cùng trang lứa đè cổ nhau ra đánh hội đồng đến trọng thương, ngất
xỉu ngay trong lớp trong trường… Những hình ảnh trên, chỉ số ít trong
nhiều cảnh tượng đau lòng diễn ra trên Đát Thơ xứa Huế, chứng minh nỗi buồn cho Huế thời nay không ngoa
ngôn ác khẩu !
Tại
sao và vì đâu ? Miễn bình luận dài dòng, xin nhường câu trả lời cho
những người “đứng mũi chịu sào” xã hội !
Hà
Nội, 18-01-2016
Lê
Khả Sỹ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét