Giá như …
Giá như bác Dũng* thêm nhiệm kỳ ba
thì bộ Giao
thông bán mua trót lọt
Bây giờ, tân quan tân chính sách
Phải xem xét
lại, dân mừng
Và coi chừng,
quy chế khó thông
Nuốt không trôi,
phải nhả ra tiếc quá !
Thế mới biết, quan mình như rứa cả
Siêu “tầm nhìn
chiến lược” nguồn thu,
Thế mà người
ta cứ tưởng quan mù
Mù lợi ích
quốc gia vì “hơi khó” (!)
Bác về, bác
lên, miếng mồi ngon bỏ dở
Ngoái cổ lại
không chừng cả lũ sa lầy
Với nghìn tám
tỷ duyệt vượt rào dự án**
Cộng tội vào,
chiếu luật xử thì toi !
Cái chiến
thuật hay, bỏ của chạy lấy người
Bác “hạ cánh
an toàn” thôi khỏi nói
Vẫn đáng lo
cho bác còn ở lại
Có chạy đằng
trời nếu pháp luật nghiêm minh !
Cứ như công
nhân, biết cái phận mình
“ăn ít ngon
nhiều”, khổ mà ngon giấc
Em thầm nghĩ, giá như hai bác
Đang cùng đồng
hành, thì thắng lợi chắc trong tay
Trót lọt bán
mua, đắc chí vỗ đùi cười
Thắp ba nén
hương, chào 80 Trần Hưng Đạo***
Và nhiều vụ
là “miếng cơm manh áo”
Của các quan
cách miệng vì dân
Đang dở dang
dù đã định phần
Để nuối tiếc
mai sau còn rỏ giải…
Thương quá các
bác ơi, sao không liều ở lại
Để đường tàu
cao tốc hoàn thành ?
Dân chúng em, mộng
tưởng vẫn đinh ninh
Sáng phở Sài
Gòn, chiều cà-phê Hà Nội (!)
Giá Hiến pháp
“sửa sang cơi nới”
Các Đại thần
được giữ bốn nhiệm kỳ
Thì nước nhà
sẽ “phồn vinh thịnh vượng”
Cột điện bên
đường cũng xin hộ chiếu ra đi…
Hà Nội,
12-7-2016
Lê Khả Sỹ
-----------------------------
* Tại thời điểm đó, Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng cũng đã đồng ý về nguyên tắc theo đề xuất của Bộ GTVT và giao cho
Bộ này được bán chỉ định tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do
Bộ đang quản lý tại 80 Trần Hưng Đạo theo giá thị trường…
** Dự án mở rộng QL 1, được bộ GTVT lập và phê
duyệt vượt 1.866,93 tỷ đồng
*** Trụ sở bộ GTVT từ lâu nay
----------Mời
xem bài dưới----------
Thứ Hai, 11/07/2016 - 14:00
Nhiều câu hỏi về cách Bộ Giao thông vận tải mua trụ sở mới
Dân trí Theo nguồn tin của Dân trí, Bộ Giao
thông Vận tải (GTVT) đang xúc tiến hoàn tất kế hoạch mua trụ sở mới để thay thế
trụ sở làm việc hiện nay ở địa chỉ số 80 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Cách thức mà Bộ này thực hiện cũng khá lạ lẫm nên Văn phòng Chính phủ phải lấy
ý kiến các bộ liên quan.
>> Di
dời trụ sở Bộ ngành: Có đất mới không “nới” đất cũ
>> Chuyển
trụ sở các Bộ, ngành Trung ương về Hồ Tây, Mễ Trì
Trụ sở mới của Bộ GTVT đang được cấp tập hoàn thiện (trái)
và Công ty Hợp Thành may mắn sẽ được tiếp nhận "khu đất vàng" là trụ
sở của Bộ Giao thông vận tải hiện nay tại 80 Trần Hưng Đạo, Hà Nội (phải).
Hoán đổi phải theo giá thị trường
Việc đề xuất
mua trụ sở làm việc của Bộ GTVT được tiến hành từ năm 2011. Khi đó, Bộ GTVT đề
nghị chuyển đổi hình thức đầu tư trụ sở làm việc mới của bộ này từ hình thức
Hợp đồng-Xây dựng (BT) sang mua trụ sở làm việc.
Thời điểm
đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý về nguyên tắc về đề xuất này và đã giao
cho cho Bộ GTVT được bán chỉ định tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng
đất do Bộ này đang quản lý tại 80 Trần Hưng Đạo theo giá thị trường, đúng quy
định của pháp luật để lấy tiền đầu tư trụ sở mới. Tuy nhiên, khi đó, Thủ tướng
Chính phủ cũng không có chỉ đạo gì về xác định giá trị công trình xây dựng trụ sở
làm việc mới của Bộ này (thực chất là giá mua).
Cho đến
tháng 4/2016 vừa qua, trả lời về đề nghị của Bộ GTVT về vấn đề trên, lãnh đạo
Chính phủ đã giao cho Chính phủ hỏi ý kiến các Bộ về vấn đề này. Đáng chú ý
nhất là ngày 9/6 vừa qua, Bộ Tài chính đã chính thức có ý kiến về việc này.
Cụ thể, theo
Bộ Tài chính, chiểu theo quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại điều
13, Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì Bộ GTVT được giao đất mà không
thu tiền sử dụng đất để đầu tư xây dựng trụ sở.
Việc này được thực hiện theo 2 cách: Một là giao cho tổ
chức có chức năng thực hiện đầu tư xây dựng trụ sở làm việc. Hai là giao ngân
sách cho cơ quan trực tiếp sử dụng trụ sở làm việc thực hiện đầu tư xây dựng. Và theo luật, không có phương
thức mua trụ sở làm việc. Nếu
theo các phương thức này, cơ quan nhà nước được giao đất sẽ thực hiện giải
phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng trụ sở làm việc.
Đáng chú ý,
Bộ Tài chính cũng nhắc đến việc năm 2011, Bộ này đã có ý kiến về chủ trương đầu
tư xây dựng trụ sở mới của Bộ GTVT. Thời điểm đó, Bộ Tài chính cho rằng, việc
hoán đổi như đề nghị của Bộ GTVT cần thực hiện theo giá thị trường. Giá trị trụ
sở cũ tại 80 Trần Hưng Đạo, Hà Nội phải được xác định trên cơ sở định giá của
tổ chức có chức năng thẩm định giá độc lập trình UBND Thành phố Hà Nội quyết
định. Riêng giá trị công trình xây dựng tại trụ sở mới theo Bộ Tài chính cần
căn cứ vào kết quả kiểm toán.
Bộ Tài chính
cũng đã lưu ý, nếu có việc hoán đổi trụ sở cũ lấy trụ sở mới thì chênh lệch về
giá trị phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng
tài sản nhà nước và theo Luật Ngân sách nhà nước.
Tài sản lớn, không tổ chức đấu giá
Được biết,
sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, từ cuối năm 2011 đến nay, Bộ GTVT đã
xúc tiến nhiều việc để triển khai. Quan trọng nhất là lãnh đạo Bộ này đã ký với
Công ty Hợp Thành một hợp đồng nguyên tắc về việc mua trụ sở làm việc mới của
Bộ GTVT và bán chỉ định tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do Bộ
này quản lý ở trụ sở hiện đang sử dụng.
Đáng chú ý,
cho đến tháng 2/2016, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội đã cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty Hợp Thành đối với lô E2, khu đô thị
mới Cầu Giấy (Phường Yên Hoà-Cầu Giấy, Hà Nội) để thực hiện dự án khối nhà A,
Tổ hợp kinh doanh phát triển công nghệ tin học MITEC để bán cho Bộ GTVT làm trụ
sở mới.
Với đề nghị
mới đây nhất của Bộ GTVT (tháng 4/2016) về phương thức mua trụ sở làm việc mới,
Bộ Tài chính đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép
Bộ GTVT vận dụng quy định tại điều 14, Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
để xác định giá mua tài sản trên đất là toà nhà văn phòng MITEC tại lô E2, khu
đô thị mới Cầu Giấy theo giá thị trường tại thời điểm nhận chuyển nhượng theo
quy định của pháp luật (không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất).
Theo nguồn
tin của Dân trí, Bộ Tài chính cũng đã lý giải về việc này. Bộ này cho rằng,
thực chất đây là việc hoán đổi có xử lý chênh lệch giữa giá trị trụ sở làm việc
mới và giá trị cơ sở nhà, đất tại trụ sở làm việc cũ. Về bản chất, theo Bộ Tài
chính, việc này tương tự như hình thức BT đầu tư xây dựng công trình tại vị trí
mới và thanh toán bằng quỹ đất của cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước tại vị
trí cũ. Chỉ khác là trong hình thức BT thì Nhà nước sẽ giải phóng mặt bằng và
giao quỹ đất để nhà đầu tư xây dựng công trình BT tại vị trí mới. Còn trong
trường hợp này thì quỹ đất để xây dựng trụ sở mới của Bộ GTVT lại là đất của
nhà đầu tư.
Tuy nhiên,
việc Bộ GTVT đầu tư, mua trụ sở theo cách trên cũng vẫn gây ra nhiều thắc mắc.
Bởi vì cách đầu tư mua trụ sở mới này rất khác so với cách nhiều bộ, ngành khác
thời gian qua đầu tư, xây dựng trụ sở mới. Thường thì, như Bộ Tài chính đã nêu,
các bộ, ngành muốn có trụ sở mới thì Nhà nước giao cho tổ chức có chức năng
thực hiện đầu tư xây dựng trụ sở làm việc hoặc là Nhà nước cấp ngân sách cho cơ
quan trực tiếp sử dụng trụ sở làm việc thực hiện đầu tư xây dựng chứ không để
các bộ, ngành mua trụ sở làm việc mới.
Hơn nữa, ở
đây, giá trị tài sản Nhà nước tại 80 Trần Hưng Đạo là lớn, tại sao không thực
hiện theo hình thức đấu giá ? mà giao cho một công ty tư nhân mà hiện nay,
không mấy ai biết về năng lực tàì chính, năng lực đầu tư xây dựng công trình
lớn.
Vị trí trụ
sở ở Bộ GTVT hiện nay ở 80 Trần Hưng Đạo có thể coi là vị trí "đất
vàng", ở trung tâm thành phố Hà Nội (tổng diện tích khoảng 8000 m2), nếu
đấu giá có thể thu được số tiền lớn để đầu tư, xây dựng một công trình trụ sở
làm việc khang trang cho một bộ lớn như Bộ GTVT. Bởi vì, giá mặt tiền đường Trần
Hưng Đạo hiện nay, theo đánh giá của nhiều chuyên gia bất động sản, có thể lên
tới hàng trăm triệu đồng/m2 (khu đất trụ sở Bộ GTVT còn tiếp giáp 2 mặt phố
khác). Và cũng chưa rõ, nếu được giao khu đất ở 80 Trần Hưng Đạo, Công ty Hợp
Thành sẽ làm gì trên khu đất "vàng" này, có đúng quy hoạch, chính
sách quản lý của UBND Thành phố Hà Nội về đất đai không ?
Mạnh Quân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét