Thứ sáu, ngày 19 tháng 8 năm 2016
Nhân dịp lộn
xộn này, xin lỗi các bậc Tiền nhân, Sỹ em cải biên câu đối
Nguyên văn:
Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách
Mưa không phải then khóa mà giữ được khách
Sắc bất ba đào dị nịch nhân
Sắc đẹp không phải sóng gió mà nhấn chìm được người.
Cải biên:
Lợi vô kiềm tỏa năng lưu cán
Lợi không phải là then
khóa mà giữ được cán bộ
Sắc bất ba đào dị nịch quan
Sắc đẹp không
phải sóng gió mà nhấn chìm quan.
-------------------------------
Thầm nghĩ, nó như thế này:
Ở đời, sự cần thiết không phải lúc nào cũng giống nhau,
chẳng hạn: Giàu có rồi thì người ta cần thăng quan tiến chức, có
chức Đại thần rồi lại muốn lên ngôi Vua, nhưng ngay cả thời điểm đó, nếu bí đái bí ỉa thì
người ta cần được đái được ỉa hơn được làm Vua. Trong trường hợp các
quan có chức cao quyền trọng rồi, lợi lộc quá đầy đủ thì thứ cần
của họ là tình cảm, mà đa phần các quan lâm cảnh vợ già hoặc “chất
xuân cạn sớm”, đòi hỏi càng háo hức hơn, dù chỉ “một cái … lạ”
cũng “bằng cả xã cái… quen” là thường tình. Với các đại gia, không
bị ràng buộc về những điều cấm thì thoải mái tung hoành, nhưng với
quan, ít nhất cũng 3 “vòng kim cô” luôn chực úp vào đầu nên khó hơn
một chút. Tuy nhiên, các quan có điều kiện thuận lợi để tạo nên cơ
hội cho “cá gặp nước”, đó là các nữ tùy tùng cũng đang cần cái mà
quan trên dễ dàng ban phát là tiến chức tăng lương không chỉ riêng
mình, mà cả người thân…Sự tình dễ dàng diễn ra cách đánh đổi “bà
góp chân giò, ông thò chai rượu” , Thế là thỏa mãn theo lẽ đời và cơ
chế thị trường có định hướng XHCN hiện nay, tưởng yên lành (!)
Cắm sừng
Khốn nỗi, còn đối
tượng thứ ba, “ngồi vào mâm rồi nhưng dễ ăn khó nói”. Không may,
trong mâm lại có món xào bằng quả cắm
sừng (có nơi gọi là quả mót cóc), được bạn mời và giới thiệu
rõ ràng cái tên khai sinh của nó thì không chừng ngất xỉu ! Có lẽ
lúc này đối tượng thứ ba bị
“chạm nọc” vào danh dự và cái cần cũng là danh dự, chứ không phải
mâm cao cỗ đầy như người ta tưởng ? Do đó, mâm cơm bị đạp đổ, vạ lây
đến chủ sắm mâm: cho chúng mày đi
luôn một thể ! Đó là ý nghĩa của câu đối được cải biên ở phần
trên và có thể là duyên cớ sinh ra những vụ lộn xộn đáng buồn trong
xã hội !
19-8-2016
Lê Khả Sỹ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét