Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Thứ Năm, ngày 18 tháng 8 năm 2016   
Sai thì sửa 
 Sửa lại sai, sai lại sửa…
Thích gọi là “dưới trên đồng thuận" 
"thống nhất cao", thì ta ấn cho vui (!)

Quốc hội khóa 13 sửa cho khóa 12
Quốc hội khóa 14 sửa cho khóa 13
Đa phần là đại biểu ta
Tái đắc cử khóa sau có mặt từ khóa trước
Khóa trước đồng tình hoàn chỉnh rồi, ấn nút
Khóa sau ấn nút sửa, cũng đồng tình
Đồng tình cho ra đồng thuận từ dưới lên trên
Còn sai thì sửa, sửa lại sai, lại sửa…

Công việc ở xứ mình là như rứa
Có như rứa mới họp được dài dài
Có họp dài dài mới được nói dai
Có nói dai mới sinh sai mà sửa (!)

Chuyện như rứa chẳng có gì là lạ
Trời đất xứ mình cũng rứa, khác chi hơn:
Sáng mưa, trưa nắng chiều nồm
Trời còn thay đổi, huống chi mồm thế gian* !
Chỉ khổ mấy chục triệu dân
Cung phụng cho họp hành để sai, để sửa !

“Liêm sĩ” ở xứ mình là như rứa
Chẳng có chi xấu hổ xấu hùm
Dân cười thì mặc kệ dân
Cứ phải kiên trì cách miệng !

Trách nhiệm ư ? Cái gọi là “trách nhiệm”
Mấy thập kỷ rồi, chỉ nói cho vui
Chẳng đứa nào điên thành khẩn nhận
Phải hoa hồng đâu mà nhận để chia bôi (!)

Dẫu sao cũng phải nhắc các người:
Chuyện đại sự quốc gia,
                            khác chuyện trà dư tửu hậu !

16-8-2016
Công dân Lê Khả Sỹ
-----------------------

*câu nói dân gian

------Mời xem trích đoạn ở phần dưới------

Bộ luật hình sự sai sót nghiêm trọng, ai chịu trách nhiệm?

28/06/2016 09:57 GMT+7
TTO - Ngày 27-6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có cuộc họp với trưởng đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, TP để bàn một chuyện hi hữu: hoãn thi hành Bộ luật hình sự (sửa đổi) vì những sai sót nghiêm trọng.
Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII (sáng 27-11-2015) họp phiên toàn thể biểu quyết thông qua: Bộ luật hình sự (sửa đổi), Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) - Ảnh: Phương Hoa

Trước đó ngày 27-11-2015, Quốc hội khóa XIII thông qua Bộ luật hình sự (sửa đổi) với đa số phiếu tán thành.
Đây là bộ luật có nhiều điểm mới được dư luận quan tâm, ví dụ như việc bỏ hình phạt tử hình đối với bảy tội danh, quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân...
Tuy vậy chỉ sau khi Quốc hội thông qua ít lâu, có chuyên gia đã phát hiện bộ luật này có ba lỗi nghiêm trọng.
Ngày 20-4-2016, viết trên báo Tuổi Trẻ, ông Đinh Văn Quế - nguyên chánh tòa hình sự TAND tối cao - khẳng định “Bộ luật hình sự không chỉ có ba lỗi nghiêm trọng”. Ông chỉ ra rất nhiều nội dung “có vấn đề” của bộ luật này.

Cuộc họp bất thường
Nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết sau khi có phân tích của giới chuyên gia, dư luận, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã tiến hành rà soát tổng thể bộ luật.
Kết quả cho thấy có tới hơn 90 nội dung cần sửa đổi. “Không thể tin được một bộ luật quan trọng được gần 500 ĐBQH bấm nút thông qua lại mắc phải những sai sót nghiêm trọng như vậy” - vị này nói.
Trước tình hình đó, lãnh đạo Ủy ban Tư pháp gấp rút báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền.
Sau một thời gian cân nhắc, thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội triệu tập các trưởng đoàn ĐBQH khóa XIII chỉ ba ngày trước khi Bộ luật hình sự có hiệu lực thi hành (ngày 1-7-2016).
Tại cuộc họp diễn ra sáng qua, một quyết định rất hi hữu được đưa ra: các trưởng đoàn ĐBQH sẽ đem theo tài liệu, tờ trình, các báo cáo có liên quan về địa phương triệu tập cuộc họp đoàn ĐBQH (khóa XIII) để thảo luận, cho ý kiến và bỏ phiếu quyết định (về việc Quốc hội ban hành nghị quyết lùi thời hạn thi hành Bộ luật hình sự).
“Các ĐBQH sẽ biểu quyết bằng phiếu tại cuộc họp đoàn, niêm phong phiếu đó lại, trưởng đoàn ĐBQH có trách nhiệm đem số phiếu của đoàn ra Quốc hội, bầu ban kiểm phiếu và tiến hành kiểm phiếu. Lẽ ra phải triệu tập kỳ họp Quốc hội bất thường nhưng không còn thời gian để làm việc này nữa, vì vậy đây là biện pháp khả thi nhất để Quốc hội khóa XIII sửa sai, không để những sai sót trong Bộ luật hình sự ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp” - nguồn tin cho hay.
Nếu đa số ĐBQH đồng ý theo phương án được trình, Bộ luật hình sự sẽ có hiệu lực thi hành từ 1-1-2017. Trong thời gian đó, Quốc hội khóa XIV sẽ sửa đổi, bổ sung hơn 90 nội dung phát hiện sai sót.

Ai chịu trách nhiệm?
Đây là lần thứ hai Quốc hội khóa XIII phải tiến hành sửa đổi một đạo luật khi nó còn chưa có hiệu lực thi hành (lần thứ nhất là sửa điều 60 Luật bảo hiểm xã hội). Lỗi lần này nghiêm trọng hơn lần trước rất nhiều

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét