CÂY BÚT THƠ ĐƯỜNG
Trong các thể cổ văn, sau câu đối là thơ Đường luật ràng buộc chặt về niêm luật nhất. Bác Hồ Văn Thiện là một cán bộ quản lý, không chuyên về thơ nhưng sau khi nghỉ hưu, bác lại say thơ và chuyên làm thơ Đường luật. Đến thời điểm này, đã có hơn ba nghìn bài thơ in vào 14 tập trình làng, trong đó hơn 80% là Đường luật mang "mác" Hồ Văn Thiện, đủ các đề tài trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Thơ trữ tình cũng dí dỏm, thơ thế sự cũng kịp thời, thơ trào phúng cũng sâu cay, lắm khi bộc trực. Có thể nói, Hồ Văn Thiện tinh hoa phát tiết không sớm nhưng tay bút chắc, sức viết khỏe. Đến với thơ và hành trình trên chặng đường thơ như một Nhà thơ chuyên nghiệp dù bác ít khoa trương thì cũng nhiều người biết đến thơ Đường luật Hồ Văn Thiện !
Đáng ghi nhận là bác chơi loại thơ dễ sáo mòn ; lại nữa, thiểu ngữ mà không đa nghĩa thì sinh ra chồng chéo về ý tứ, nếu không khéo tay, giàu kinh nghiệm là có thể trùng lặp, hoặc tối nghĩa khi phải gò vào niêm luật trong 56 từ / bài. Loại thơ này là thú chơi của các bậc hoàn cảnh phong lưu, trình độ uyên bác, chỉ ngày xưa mới phù hợp. Trong xã hội thời nay, khó có điều kiện để chơi thể thơ này đối với những tay bút cẩn trọng, nhưng bác Thiện vẫn vượt qua để thực hiện được theo ý muốn của mình. Rõ ràng Hồ văn Thiện là một trong những "tay bút Trời cho" tung hoành giữa làng thơ Việt thời hiện đại vào cuối thế kỷ 20 - đầu thế kỷ 21,
Bác tặng cho tôi những tập thơ do bác tự chế bản, tự in, cũng vài lần bác ngỏ ý nhờ tôi xem lại những chỗ cần chỉnh sửa. Nhưng thực lòng mà nói, tôi cứ nghĩ, cái vòng tròn người ta đã vẽ bằng com-pa, tin là tròn rồi, mình không nên cầm bút vẽ lại. Mặt khác, về cấu tứ cũng như ngôn từ bác Thiện dùng trong thơ thì đã cẩn thận. Riêng chất văn học, tôi không dám thẩm định, phòng ngừa "cán chổi ngắn với lên quét trần cao" như lời Chủ tịch Mao Trạch Đông đã nói, nhỡ ngã một cái thì đau không ai thương (!) Vậy cho nên trong bài viết ngắn này, chỉ xin được giới thiệu một số bài, một số đoạn, một số câu thơ mà theo cảm nhận của tôi là xứng tầm và có phần vượt tầm đối với tay bút viết để chơi là chính. Cũng xin phép tác giả bình luận một chút gọi là... Việc làm này tôi không lo người ta cười, vì nhận thức văn học ít ai giống ai, không ai có thể bắt người khác phải hiểu như mình. Sau đây xin đi vào phần bình luận.
Trích 4 bài trong tập BÓNG CHIỀU của Hồ Văn Thiện
* VỀ LẠI SẦM SƠN
Sầm Sơn ta lại trở về
Tìm trong ký ức bốn bề thông reo
Thuyền tình đã gác mái chèo
Trôi theo con nước thả theo phương nào ?
Đêm nồm nghe sóng rì rào
Bóng trăng khuyết nửa soi vào hư không
Chẳng ai đợi, chẳng còn trông
Đêm dài biển rộng mịt mùng lân tinh
Tìm trong ký ức bốn bề thông reo
Thuyền tình đã gác mái chèo
Trôi theo con nước thả theo phương nào ?
Đêm nồm nghe sóng rì rào
Bóng trăng khuyết nửa soi vào hư không
Chẳng ai đợi, chẳng còn trông
Đêm dài biển rộng mịt mùng lân tinh
Sáng nay có chú bướm xinh
Lượn lờ trên cát một mình vẩn vơ
Khiến bao du khách ngẩn ngơ
Còn ta sao lại hững hờ đứng trông
Trách trời từng nổi cơn giông
Đẩy thuyền rời bến đi không thấy về
Mỗi lần trở lại biển quê
Bâng khuâng tìm nửa câu thề bỏ quên !
Lượn lờ trên cát một mình vẩn vơ
Khiến bao du khách ngẩn ngơ
Còn ta sao lại hững hờ đứng trông
Trách trời từng nổi cơn giông
Đẩy thuyền rời bến đi không thấy về
Mỗi lần trở lại biển quê
Bâng khuâng tìm nửa câu thề bỏ quên !
Một bài thơ trữ tình, thể lục bát không thuộc sở trường của tác giả, nhưng xem ra nhuần nhuyễn: Bóng trăng khuyết nửa soi vào hư không: là câu thơ hay. Hay ở chỗ tác giả tưởng tượng được "bóng trăng khuyết" chứ không phải vành trăng khuyết như người ta thường thấy thường viết. "Bóng trăng khuyết" ấy lại soi vào hư không, chứ không phải soi vào một cảnh vật cụ thể, cách "tưởng tượng hóa" như thế, thường được gọi là thơ có hồn ! Đến bốn câu cuối bài thì khó mà tin nỗi lòng thơ của một tay bút chuyên trào phúng dù là Hồ Văn Thiện đích thực. Mới biết, cái tình trong con người dành cho thơ chẳng dễ gì đong đếm được và nó "tòi ra" lúc nào, chắc phải phụ thuộc vào cảm hứng: Trách trời từng nổi cơn giông / Đẩy thuyền rời bến đi không thấy về ; tiếp hai câu: Mỗi lần trở lại bến quê / Bâng khuâng tìm nửa câu thề bỏ quên, là thơ hiếm có trong thơ thời nay, cách cấu trúc của Hồ Văn Thiện rất khéo ! Đến đây tôi bỗng nhớ tài bút của Đại Thi hào Nguyễn Du, Cụ đong được cả "cái sầu" không nhìn thấy: Sầu đong càng lắc càng đầy / ba thu dồn lại một ngày dài ghê.
* Bài GIẢI BUỒN, bác Thiện quay về với sở trường trào lộng nhưng nặng về lộng hơn trào. Thì ra cái chất "hê-rô-in" lẳng lơ, nó cứ bám theo Lão thơ xứ Thanh không rứt ra được. Ở bài này, có thể ghi nhận chất hóm trong chất trữ tình của thơ Hồ Thi sĩ. Nhưng chắc lúc hành văn Lão nhớ lung tung nên có những từ ngữ viết chưa hết mình, chưa chuẩn về niêm. Đáng lẽ:
Biển sớm, đùi lòi xua nỗi nhớ / Trời chiều, ngực hở chuốc tình khuây, thì mới là thơ Hồ Văn Thiện !
Nếu coi bài thơ GIẢI BUỒN là bát cơm gạo tám, thì Biển sớm chân dài / Bia chiều hai mảnh là hạt sạn trong bát cơm (chân dài không thể đối với hai mảnh) !
Trời đất sang thu cả tháng nayBiển sớm, đùi lòi xua nỗi nhớ / Trời chiều, ngực hở chuốc tình khuây, thì mới là thơ Hồ Văn Thiện !
Nếu coi bài thơ GIẢI BUỒN là bát cơm gạo tám, thì Biển sớm chân dài / Bia chiều hai mảnh là hạt sạn trong bát cơm (chân dài không thể đối với hai mảnh) !
Rặng bàng trút lá lộ thân gầy
Vợ đi Hăm- buốc thăm con cháu
Anh xuống Vân Đồn ngắm nước mây
Biển sớm chân dài xua nỗi nhớ
Bia chiều hai mảnh chuốc tình khuây
Vắng em tựa mất vòng đeo cổ
Tìm chốn giải sầu đắm cuộc say.
Vợ đi Hăm- buốc thăm con cháu
Anh xuống Vân Đồn ngắm nước mây
Biển sớm chân dài xua nỗi nhớ
Bia chiều hai mảnh chuốc tình khuây
Vắng em tựa mất vòng đeo cổ
Tìm chốn giải sầu đắm cuộc say.
* THI THƠ VẦN ỒN là bài thơ hay. Đúng lô-gô Hồ Văn Thiện !
Làng thơ thi thố vịnh vần ồn
Nhanh chóng lan truyền tựa đạo ôn
Bác cả vội vàng lên web búc
Cô hai cuống quýt mở ai-phôn
Tìm đề xuống biển xem rồng lộn
Tạo hứng lên đê chén mộc tồn
Điên tiết vợ kêu chồng đổ đốn
Này thì... bà dại dí vào khôn.
Nhanh chóng lan truyền tựa đạo ôn
Bác cả vội vàng lên web búc
Cô hai cuống quýt mở ai-phôn
Tìm đề xuống biển xem rồng lộn
Tạo hứng lên đê chén mộc tồn
Điên tiết vợ kêu chồng đổ đốn
Này thì... bà dại dí vào khôn.
* Riêng bài LẠI QUẢ, có lẽ bác viết lúc đang cáu tiết, nên toàn bài nghe được dù hơi nặng đòn. Nhưng một lỗi chính tả, với năng lực tay bút bác Thiện thì cũng phải bắt: che rút ruột / giấu trưng bày, chứ không phải dấu trưng bày !
Hà Nội vì đâu đến nỗi này
Cây xanh thảm sát chẳng chờn tay
Phố phường tươi đẹp nhờ hoa lá
Khí hậu ôn hòa cậy bóng cây
Kế sách chỉnh trang che rút ruột
Dã tâm vơ vét dấu trưng bày
Quan liêu cả lũ đều mù mắt
Dân chúng phản đòn chết đứng ngay !
Cây xanh thảm sát chẳng chờn tay
Phố phường tươi đẹp nhờ hoa lá
Khí hậu ôn hòa cậy bóng cây
Kế sách chỉnh trang che rút ruột
Dã tâm vơ vét dấu trưng bày
Quan liêu cả lũ đều mù mắt
Dân chúng phản đòn chết đứng ngay !
Có điều đáng nói là bác Thiện "bao" quá lắm sự kiện, lại gò trong một thể thơ chật chội nên khó tránh khỏi đôi khi phải gò ép ngôn ngữ, tuy không nhiều nhưng cũng cần hạn chế. Như ta đã biết, đời thường muôn vạn sự, không thể ôm đồm coi như việc của mình hết cả, nhất là trong địa hạt văn học, thể loại nào cũng có ngưỡng và bút lực ai cũng có hạn ! Hy vọng Thi sĩ Hồ Văn Thiện vững vàng phát sáng dưới bóng chiều như thơ bác tả !
Mùa Thu 2018
Lê Khả Sỹ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét