Thứ Năm, 1 tháng 8, 2024

 QUAN BÀ CÓ KHÁC

Thứ hai, 29/7/2024, 18:20 (GMT+7)
# Bí thư Hà Nội yêu cầu di dời hàng nghìn dân vùng ngập lụt
Chiều 29/7, kiểm tra vùng ngập tại Chương Mỹ, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu di dời hơn 700 hộ dân (khoảng 1.000 người) ra khỏi những ngôi nhà ngập… Với các điểm đê xung yếu ở sông Bùi, Bí thư TP Hà Nội giao các đơn vị liên quan trực chiến 24/24h sẵn sàng phương án xử lý khẩn cấp nếu xảy ra sự cố. Dự kiến chiều 30/7, lãnh đạo thành phố họp bàn để đưa ra phương án giải quyết tình trạng ngập lụt ở một số khu vực ngoại thành, trong đó có Chương Mỹ…
# Trong khoảng 15 năm trở lại đây, 4 lần nước tràn qua đê Hữu Bùi gây ngập lụt cho nhiều xã của huyện Chương Mỹ. Lần đầu năm 2008, khi Hà Nội trải qua trận lụt lịch sử trên diện rộng. Lần thứ hai vào tháng 10/2017, lần thứ ba vào tháng 7/2018 và đây là lần thứ tư…
-------------------------------
Lời bình
Quan Bà là khác quan ông
Bởi mang nặng đẻ đau, mười ngày chin tháng
Nên Quan Bà yêu thương sinh mạng
Như cá chuối mẹ, liều thân nằm đường*
Thiên Đình xem “quy trình”, thử lòng
Sai Hà Bá đến Thủ đô gây lụt (!)
Với dân, lụt tràn đã quen từ trước**
Là năm Hai-nghìn-không-trăm-mười-hai
Biết là cái họa cái tai
Nhưng kêu ai ? “Cóc ngắn cổ kêu trời không thấu”
#
Quê Hà Nam, từ thời thơ ấu
Bà đã đọc truyện SỐNG MÒN của Nam Cao
Giữa vùng chiêm trũng, mà bất cứ đâu
nói đến Hà Nam là đùa “dân cầu tõm”(!)
Nhưng sinh ra những Văn nhân có hạng
Thuộc “vành nôi” Văn minh sông Hồng
Để hôm nay đất Thủ đô Thăng Long
Được Bà Bí thư đội mưa đi chống lụt !
Trước đây, Bà Phó Chủ tịch nước***
Nói Người ta ăn của dân không trừ thứ gì
Nỗi đau đớn thế kia
Sẽ lưu truyền trong sử nước !
Còn chuyện các đực quan trước đây quên chống lụt
Vì việc nhiều, lại “không đẻ không đau” ****
Và có ai ngờ đâu
Quan Bà Hà Nam, là Người Đứng Đầu Hà Nội !
Phải chăng vận Thủ đô thay đổi
Quên cái mốt diện com-lê quanh năm
Ngày nào cũng tiệc tùng uống ăn
Rình mò thay cho quan tâm thăm hỏi
Đe nẹt theo sau câu nói
mị dân, hứa hão, hứa suông
Đã nắm quyền là vênh vác khinh thường
Tất cả dân đều coi như cấp dưới
#
Có hiểu đời đâu mà biết nòi cá chuối
Nhảy lên bờ nằm, nhử kiến cho con ăn (!)
Chỉ tính toán mỗi nhiệm kỳ 5 năm
Chân trước tay sau “tranh thủ” vét !
Và hàng năm, đến ngày Hăm ba Tết
Cùng vợ thả cá chép tiễn ông Táo lên trời
Tích truyện đúng hay sai kệ mẹ đời
Nói “phải theo dân”, không theo sách (!)
Xin chắp tay vái trời, lạy đất
Đẻ cho nhiều phụ nữ làm quan
Và mong Hà Nội vì dân
Khắc bia những tên “nãnh đạo”
Đã một thời láo nháo
Chặt phá cây xanh, nhũng lạm tham lam
Như Thế Thảo, Đức Chung, Ngọc Anh
(nêu ba tên là điển hình thời suy đốn)
Bà Bí thư Bùi Thị Minh Hoài “xông trận”
Cứu dân chạy lụt, rất đáng hoan hô !

30-7-2024

---------------------

* Cá chuối mẹ thường nhảy lên bờ nằm cho kiến bâu đầy (tất nhiên là bị kiến cắn) rồi nhảy xuống nước, đàn con ăn no cả ngày
** Từ năm 2012 đến nay là qua bao nhiêu khóa bầu bán, qua tay lãnh đạo của bao nhiêu Bí thư là đực quan ? Để đến bây giờ tình trạng chịu khổ đã thành nếp quen với dân”thủ đô mở rộng” (!)
*** Bà Nguyễn Thị Doan, cũng quê Hà Nam
**** "Không đẻ không đau" là câu nói dân gian.
-------------------------
Ảnh nguồn Internet trên xuống, trái sang:
-Bà Bí thư Thành ủy Hà Nội (đứng giữa) kiểm tra vùng ngập lụt tại huyện Chương Mỹ, chiều 29-7-24
-Tình trạng vùng bị ngập lụt
-Hàng nghìn hộ dân ngoại thành Hà Nội sỗng chung với lũ
-“Thả cá chép tiễn ông Táo lên trời”, trò trẻ con dành cho nguyên thủ quốc gia Việt (!)
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Facebook
Tất cả cảm xúc:
Mầu Phạm, Đào Nghĩa Nhuận và 28 người khác
1 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ
Phù hợp nhất

Nguyễn Trung Hiến
Quá thực tế bác Sỹ nhỉ. Sống mòn là tiểu thuyết chứ bác,
Lê Khả Sỹ
Cảm ơn bạn Nguyễn Trung Hiến đã nhắc ! Bạn thông cảm, trước đây khi tôi đọc đang là truyện ngắn SỐNG MÒN, về sau thêm thắt thành tiểu thuyết. Do đó có sự nhầm lẫn ; ngay một số cơ quan lưu tác phẩm vẫn để truyện ngắn SỐN MÒN bạn ạ.
2
Dao Tan
Bà phó chủ tịch nước nói còn nhẹ đấy Bác chứ phải nói là Quan ở ta họ ăn không chừa một thứ gì của dân ta
Lê Khả Sỹ
Cảm ơn bạn Dao Tan đã cho lời bình hay !
Khuyen Lanh
Khởi đầu của suy nghĩ nhân văn hơn nhiều quan ông .Bác nhỉ
Lê Khả Sỹ
Cảm ơn bạn Khuyen Lanh đồng thuận với lời bình của Sỹ !
Khuyen Lanh
Lê Khả Sỹ làm quan to , bé tài giỏi gì mà cư xử ứng xử kém nhân văn đã là đồ bỏ rồi bác nhỉ
Lê Khả Sỹ
Vâng, cảm ơn bạn Khuyen Lanh đã cho lời động viên !
Mầu Phạm
Động viên khuyến khích kịp thời/Quan bà đang được ông Trời thử gân/Lại phê đau đớn nam nhân/Làm quan chỉ biết hành dân hại đời...Hoan hô bác Lê Khả Sỹ!
Lê Khả Sỹ
Cảm ơn Nhà thơ Mầu Phạm đã bình luận, cho lời động viên !
Chu Thanh Tùng
Rất đáng khen ,rất đáng khen quan bà
Lê Khả Sỹ
Cảm ơn bạn Chu Thanh Tùng đã bình luận !
Ngoc Quang Doan
Chú ơi ngập hơn 10 ngày rồi ạ . bây giờ vẫn ngập .
Nếu HÀ NỘI mưa to . Bạn TÀU khựa nó tháo nước . Thủy điện HÒA BÌNH phải tháo theo là bị NGẬP .
Ngày xưa chưa có THỦY ĐIỆN , không bị ngập thế này . Kể cả năm 1971 .
Nếu bị ngập thì từ hàng ngàn năm nay . các cụ không bao giờ ở .
Hiện nay . Sông Hồng bên TÀU có hơn 60 cái đập .Ngày xưa HỘI CHÈM rằm tháng 5 âm lịch nước sông HỒNG đầy ắp Đỏ quạch phù sa . Năm nay nước cạn mà trong veo . Hiện tượng lạ lắm . bây giờ nó tháo toàn bộ bên ấy gây ngập nặng
Sông ĐÀ bên TÀU cũng có hàng chục cái đập .Nó tích nước lại lúc mùa kho làm hạn hán . Mùa mưa . Nó tháo ra đúng lúc HÀ NỘI mưa to là ngập ở CHƯƠNG MỸ - QUỐC OAI . Thế giớ gọi là VŨ KHÍ NGUỒN NƯỚC để gây áp lục chính trị vói các nước ở hạ nguồn các con sông ., chứ không phải PHÁT ĐIỆN .
Chú vào YOTUBE gõ TRUNG QUỐC bức tử các con sông MÊ Kông sông HỒNG , sông HẰNG nhiều sông lắm . Nghe thuyết minh hay lắm chú ạ .
Từ mấy ngàn năm , quê cháu ở BẮC BỘ các cụ có câu . TÀU NÓ THÂM LẮM . Chưa thấy dân tộc nào đểu như dân HÁN .Cụ LỖ TẤN nói . Văn hóa TRUNG HOA là văn hóa ĂN THỊT NGƯỜI . Khác hẳn các dân tộc khác trên quả đất .
Chú đi tàu hỏa lên LÀO CAI mà xem . Bờ sông nó xây rất nhiều MỎ KÈ cho nước chảy xói lở sang phía Việt Nam . Nhìn là thấy nó đểu .
Lê Khả Sỹ
Cảm ơn bạn Ngoc Quang Doan bình luận thấu đáo !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét