Bảo đảm an toàn đường sắt
LÀ CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI CẢ XÃ HỘI
LÀ CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI CẢ XÃ HỘI
Sau ba
vụ tai nạn đường ngang liên tiếp trong 17 ngày trên khu đoạn chưa đầy 50 km
thuộc trách nhiệm Cty Quản lý đường sắt Hà Hải, là kỷ lục tai nạn đường ngang
chưa từng có trên hệ thống đường sắt Việt Nam. Nhân dịp này, tôi muốn tìm hiểu
thực trạng an toàn đường ngang mà ngành Đường sắt lâu nay cho là vấn đề nan
giải có đúng không. Lục tìm trên mạng Internet, hỏi các cán bộ thanh tra ĐS dọc
tuyến thì được biết có không ít đơn vị nhiều năm giữ được an toàn đường ngang,
trong đó có Cty Quản lý đường sắt Hà Ninh, tôi đã kiểm chứng và được biết:
Công
ty TNHH MTV QLĐS Hà Ninh quản lý khu đoạn từ km 12+00 ( khu gian Thanh Trì – Hà
Nội ) đến km 137+300 ( khu gian Bỉm Sơn – Thanh Hóa ) với tổng chiều dài là
125,3 km. Tổng số đường ngang hợp pháp: 152 điểm, trong đó 52 điểm
có người gác (CNG), 60 điểm cảnh báo tự động (CBTĐ), 40 điểm phòng vệ
biển báo (PVBB). Tổng số đường ngang dân tự mở là 1006 điểm, gấp 6,6 lần so với
số đường ngang hợp pháp. Đa số các đường dân sinh
tự mở qua đường sắt là đường vào các hộ dân vì đặc
điểm tuyến đường sắt Công ty quản lý phần lớn chạy song song với QL1A, QL21 và
QL10, có thể nói đường ngang như “chân rết’ ! Nhưng trong nhiều năm Cty giữ
được an toàn , không có vụ nào xảy ra do chủ quan phía đường sắt. Còn những vụ
tai nạn do khách quan cũng không gây trật bánh, đổ tàu như ở Hà Hải vừa nói
trên. Nghĩa là, những vụ tai nạn do khách quan gây ra thì phía đường sắt chỉ
phải dừng tàu vài ba chục phút lập biên bản và có chăng là trợ cấp từ thiện cho
người bị nạn một số tiền khoảng 200.000-300.000đ / vụ (nếu chết).
Một trong nhiều đoạn có đường ngang như
“chân rết” thế này
Kỹ sư
Hoàng Minh Mẫn, phụ trách về đường ngang của Cty cho biết: Giữ được an toàn
nhiều năm, trước hết là biện pháp chủ động kết hợp với chính quyền và các cơ
quan chức năng địa phương có đường sắt chạy qua. Khi họ đã thấy trách nhiệm bảo
vệ đường sắt là của toàn xã hội trong đó có trách nhiệm của họ phải bảo đảm an
toàn cho người dân bản xứ không thể né tránh. Một quan điểm có thể coi là
phương châm xử thế để Công ty Quản lý ĐS Hà Ninh bảo đảm an toàn đường ngang
là, Phía đường sắt không thể tác động để
chính quyền địa phương không cấp phép xây dựng cho dân nếu công trình ngoài
hành langbảo vệ đường sắt ! Khác loài chim bay, người dân có chỗ cư trú thì
phải có đường ngõ ra vào ! Vậy là còn việc cần bàn để hạn chế tình trạng mở
đường ngang bất hợp pháp. Cách thứ nhất, mở đường ngang hợp pháp. Nhưng một
đường ngang ít nhất cũng phải có nửa tỷ,
lại còn nhân lực trông coi, kinh phí cho tu bổ hàng năm…khó lắm. Nguồn kinh phí
nếu được Nhà nước cấp và địa phương trợ góp thì cũng không thể đủ để mở đường
ngang CNG tràn lan ; còn đường ngang
CBTĐ hoặc PVBB thì tùy thuộc vào ý thức cảnh giác của người qua lại, vì nhiều
trường hợp đường ngang có CBTĐ hoặc PVBB nhưng vẫn xảy ra tai nạn do người qua
lại không chú ý lúc tàu đến. Thực tế cho thấy, chỉ có đường gom là hiệu quả lâu
dài nhất, nhưng không dễ lo được kinh phí.
Với
Cty QLĐS Hà Ninh, làm đường gom có ba nguồn kinh phí: Nguồn theo Nghị
định số 39/Cp, nguồn theo Quyết định số 1856/TTg của
Thủ tướng Chính phủ và nguồn vận động Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam
tài trợ. Do sử dụng đồng tiền đúng đối tượng và hợp lý nên Cty đã làm được
2.380m đường gom ưu tiên cho những “điểm nóng”.
Đường gom ở khu vực Tp Nam Định
Từ khi
có đường gom, đã chấm dứt tai nạn và người dân cũng như chính quyền địa phương
nhìn thấy cái lợi thiết thân. Đây là sức thuyết phục đối với họ bước đầu, nếu
Cty tạo được những điều kiện thuận lợi tiếp sau để đưa mọi người đến với trách
nhiệm làm đường gom thì có thể triển vọng sẽ tốt đẹp.
Cũng
xin nêu những con số thể hiện sự cố gắng của ngành Đường sắt nói chung và Cty
QLĐS Hà Ninh chịu đựng tốn kém về đường ngang: Tổng số nhân viên gác chắn đường
ngang 269 người / 770 CBCNV, chiếm gần 35%,
tất cả nhân viên được đào tạo có bài bản theo quy định, hàng năm tổ chức sát
hạch kiểm tra, bổ túc nghiệp vụ, khám sức khỏe định kỳ, dành sự ưu ái trong
điều kiện cho phép như xây trạm gác có đủ phương tiện sinh hoạt khép kín và trang
bị đầy đủ các thiết bị điều hành… Lãnh đạo Cty cho biết, với hàng ngũ CNV làm
công việc tuần thủ, gác chắn và thi công bảo dưỡng cầu đường, có thể châm chước
ở các mặt khác, nhưng về quy tắc bảo đảm an toàn chạy tàu thì triệt để phải
nghiêm khắc ! Nhờ vậy, Cty QLĐS Hà Ninh đã nhiều năm giữ vững an toàn, được cấp
trên và địa phương khen thưởng. Rất đáng ghi nhận !
ở một Trạm gác chắn
Người
viết bài này thầm nghĩ, Tại sao cùng trong ngành, cùng khoản kinh phí được cấp
như nhau, cũng có đủ “mâm bát” lãnh đạo như nhau nhưng giữ được an toàn chạy
tàu nói chung và an toàn đường ngang nói riêng, ít nơi được như Cty QLĐS Hà
Ninh, Sài Gòn, Vĩnh Phú, Yên Lào, Thuận Hải ? Còn quái dị đáng trách như Cty
QLĐS Hà Hải, trên khu đoạn gần 50 km trong 17 ngày để xảy ra 3 vụ tai nạn đường
ngang, trong đó 1 vụ rất nghiêm trọng là trật bánh đổ tàu, thiệt hại ước tính
hàng tỷ đồng, thôi khỏi bàn !
Mong
có nhiều nơi tăng cường công tác bảo đảm an toàn đường ngang để dân khỏi lo
“nạn tàu hỏa chạy qua” và đường sắt khỏi thiệt hại !
Hà
Nội, 30-7-2013 Lê Khả Sỹ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét