16
Aug.2013
XUÂN DIỆU:"Ma với nhau..."
MINH DIỆN
BVB blog 15.8.13
Cuối
năm 1983, Công ty cao su Dầu Tiếng tổ chức Hội nghị tổng kết cuối năm.
Năm ấy phân u-re được Liên Xô cấp, mủ cao su được Liên Xô bao tiêu, công
ty này trở thành điển hình tiên tiến toàn ngành, nên tổ chức Hội nghị
tổng kết to. Trưởng phòng thi đua - tuyên truyền Nguyễn Hữu Bằng lên Sài
Gòn mời nhà báo, miệng bô bô: “Ngoài đánh chén, còn có một sấp vải
Seviot may quần, một sấp vải KT may áo, một kg bột ngọt và một phong bì
50 đồng nghe!”. Món quà đó ngày ấy bằng hai tháng lương chuyên viên một
của tôi, hơn nữa có tiền chưa chắc đã mua được vải Seviot, KT, bột ngọt
theo tiêu chuẩn phân phối .
Cánh
phóng viên bàn tán lao xao trong khuôn viên Câu lạc bộ Hội nhà văn
thành phố ở đường Trần Quốc Thảo, và đến tai nhà thơ Xuân Diệu đang uống
cà phê sáng tại đó. Ông vào Sài Gòn cùng giáo sư Hoàng Như Mai tổ chức
‘sô’ nói chuyện thơ, nhưng ế lắm. Nhà thơ Xuân Diệu vẫy Trưởng phòng
Nguyễn Hữu Bằng tới, bảo cho ông một suất dự Hội nghị tổng kết cuối năm
với công ty. Anh chàng Trưởng phòng tuyên truyền hơi lưỡng lự, nhưng rồi
mở cặp, lấy tờ giấy mời viết, đưa cho Xuân Diệu. Mấy nhà báo chúng tôi được vinh dự tháp tùng nhà thơ lớn nổi tiếng, rất hãnh diện.
Một
phó giám đốc thay mặt công ty đón tiếp chúng tôi, phát cho mỗi người
một bản tổng kết thành tích dày cộp, đựng trong túi với tờ lịch của công
ty. Nhà thơ Xuân Diệu cầm chiếc túi xăm soi, rồi hỏi :
- Thế quà đâu?
Anh Bằng nói:
- Qùa sẽ đưa sau ạ!
Chúng tôi nhìn nhau ngượng đỏ mặt. Không ngờ nhà thơ tình nổi tiếng lãng mạn lại hiện thực xã hội chủ nghĩa như vậy.
Hội
trường trang trí rất đẹp, có hoa tươi, sân khấu, loa phóng thanh đầy
đủ. Đại diện lãnh đạo tỉnh Sông Bé, Đồng Nai, Tây Ninh, huyện Dầu Tiếng
và các ban ngảnh Tổng cục cao su cùng hàng trăm lao động tiên tiến của
công ty ngồi kín các hàng ghế. Trong khi chờ đợi khai mạc Hội nghị, anh
Bằng trân trọng giới thiệu nhà thơ Xuân Diệu lên đọc thơ. Bằng nói rất
rõ là đọc những bài thơ tình tuyệt tác! Một tràng pháo tay rất dài, có
ngưới đứng lên để nhìn cho rõ nhà thơ Xuân Diệu nổi tiếng.
Nhà
thơ Xuân Diệu mặt bộ véc cũ, không thắt Caravate, đeo kính dâm, tóc xòa
kín cổ bước lên sân khấu ngẩng mặt, nghiêng người đón tràng pháo tay,
rồi cầm Micro, nói giọng trầm, bổng:
-
Dân tộc Việt Nam đã sinh ra một Nguyễn Du ,để rồi: “Bất tri tam bách dư
niên hậu. Thiên hạ hà nhân kháp Tố Như!”. Không, hôm nay tôi không nhỏ
lệ vì cuộc đời trăm năm rách nát với văn chương ấy, mà cùng mọi người
cất tiếng hát, tiếng reo vui giữa rừng thơ Tố Hữu...
Xuân
Diệu ngả người chờ tiếng vỗ tay. Tiếng vỗ ran lên, ông mỉm cười đón
nhận. Chờ tiếng vỗ tay đứt, và mọi mọi người yên lặng , ông cất tiếng
đọc bài thơ “Cá nước”, với chất giọng sang sảng. Tiếp theo là bài thơ “
Sáng tháng năm”
Bọn
tôi cứ tưởng Xuân Diệu đọc mấy bài thơ của Tố Hữu và mấy bài thơ của
mình rồi nhường sấn khấu để khai mạc hội nghị, nào ngờ ông thao thao bất
tuyệt phân tích tính đảng, tính quần chúng, tính hiện thực xã hội chủ
nghĩa, tính nghệ thuật trong thơ. Cái đầu ông lắc lư, hai tay vung vẩy,
hai chân nhún nhẩy, như nhập đồng.
Chín giờ, rồi chín giờ ba mươi, ông vẫn nói. Hai mép đùn ra hai cục bọt trắng như bọt xà phòng.
Ông
Tư Nguyện, nguyên Bí thư tỉnh ủy Sông Bé thời chiến tranh, lúc đó làm
Tổng cục trưởng cao su, ngồi trên hàng ghế đầu nhập nhổm như bị kiến
cắn! Cái trán hói bóng lưỡng đỏ tía lên. Ông đã không hài lòng khi anh
Bằng tự tiện làm cái việc trái khoáy mời nhà thơ bình thơ trong Hội nghị
tổng kết, giờ thấy nhà thơ Xuân Diệu chiếm sân khấu nói tràng giang đại
hải, nên rất bực. Nhà báo Phạm Lân thấy bất ổn, nháy Bằng lên mời Xuân
Diệu xuống. Bằng lên nói nhỏ vào tai Xuân Diệu: “Qúa giờ khai mạc rồi,
mời bác nghỉ thôi!”. Chẳng biết Xuân Diệu có nghe rõ không, vẫn cầm
Micro bình thơ.
Một
tình huống xảy ra làm mọi người ngỡ ngàng. Ông Tư Nguyện đứng dậy, xăm
xăm bước lên sân khấu, giật phắt chiếc Micro trong tay nhà thơ Xuân
Diệu. Rồi ông tuyên bố khai mạc Hội nghị tổng kết. Nhà thơ Xuân Diệu lủi
lũi bước xuống, không có tiếng vỗ tay nào.
Chúng tôi tưởng Xuân Diệu tự ái, nhưng không, ông vẫn ở lại ăn uống thoải mái và nhận phần quà rồi mới về.
Xuân
Diệu là một người như vậy. Ngoài làm thơ ông coi diễn thuyết là một cái
nghề. Nhà văn Tô Hoài đã viết trong “Cát bụi chân ai” như vầy: “Xuân
Diệu hay đi nói chuyện thơ. Xuân Diệu có kế hoạch chăm chút bảy tám bài,
nói khắp nước cũng ‘tủ’ ấy. Đã trau dồi đến thuộc làu, chỗ nào giơ tay,
chỗ nào nghiêng phải, nghiêng trái, lên giọng nhấn mạnh, chỗ nào đợi vỗ
tay, đợi cười và mình mỉn cười!”.
Trong
bảy, tám bài tủ của Xuân Diệu, ngoài ca ngợi Hồ Chí Minh, là nịnh Tố
Hữu và các quan chức lớn của đảng. Xuất thân từ phong trào thơ mới, là
thành viên trong nhóm “Tự lực văn đoàn”, từng được Hoài Thanh ca ngợi là
“Ông hoàng của thơ tình”, Xuân Diệu đoạn tuyệt quá khứ theo cách mạng,
nên phải “lựa ánh sáng trên đầu mà thay đổi sắc phù sa” như Chế Lan Viên
đã suy ngẫm. Xuân Diệu đã nâng tài nịnh hót thành nghệ thuật ngang với
nghệ thuật làm thơ tình lãng mạn của ông để lấy lòng lãnh đạo, hưởng
bổng lộc.
Trong
tư liệu về phong trào “Nhân văn - Giai phẩm”, mọt nhóm tác giả đã nhận
xét về Xuân Diệu: “Nhà thơ đã lợi dụng uy tín cá nhân của mình, và khai
thác các mối quan hệ có quyền hành trong đảng ...”. Còn nhả thơ Nguyễn
Bính thì khẳng định: “ Xuân Diệu và Huy Cận là một đôi đầy quyền lực
trong lãnh vực văn hóa văn nghệ!”.
Lợi
lộc mà Xuân Diệu giành được rất nhiều, xin chỉ đơn cử vài thứ làm bằng
chứng: Tập thơ Ngôi Sao của ông theo đánh giá của nhiểu nhà phê bình rất
nhiều khiếm khuyết, ông đã ép Nhà xuất bản Văn nghệ phải in sớm để dự
thi. Và trong đợt xét giải thưởng văn học 1954-1955, ông trong Ban giám
khảo, đã đưa tác phẩm của mình vào, tự chấm giải cho mình.
Trong
những năm tháng phong trảo “Nhân văn - Giai phẩm” bị đàn áp, số phân
nhiều văn nghệ sỹ bị đồn vào đường cùng, như nhà văn Phùng Quán nhớ lại:
“Bao nhiêu cuộc đời bị rạn vỡ, bị ruồng bỏ, và bị lưu đày” thì Xuân
Diệu hơn hớn hưởng hạnh phúc.
Ông được cấp nhà cao cửa rộng, phiếu thực phẩm Đông Hồ, và hường chế độ ưu tiên cán bộ trung cao.
Ngày
ngày sau giờ làm việc, Xuân Diệu đạp xe đến cuối đường Bà Triệu, nơi có
những hàng dạ lan hương thơm lừng cà một góc phố, gửi hồn vào những vần
thơ tình cho một người con gái ông đang yêu:
“Tôi cầm mùi dạ lan hương.
Trong tay đi đến người thương cách trùng.
Dạ lan thơm nức lạ lùng.
Tưởng như đi mãi không cùng mùi hương!”
Dù
đã 40 tuổi,và mang ‘thuộc tính BĐ”, bất lực trong quan hệ nam nữ, ông
vẫn tham cái hạnh phúc trời không cho mình hưởng. Sự tham lam ấy đã được
một quan chức cao cấp, ông Hoàng Tùng , Tổng biên tập báo Nhân Dân,
nhiệt tình khuyến khích và giúp đỡ . Và ông đã cưới một cô gái trẻ đẹp
là phóng viên của báo Nhân Dân làm vợ. Để rồi làm người con gái ấy phải
qua một đời chồng chỉ trong vóng 6 tháng!
Ngày
đó đi nước ngoài khó hơn lên trời. Nhưng Xuân Diệu cắp cặp đi liên tục.
Những “Ký sự nước Hung 1959”, “Ký sự Triểu Tiên 1960” đều là kết quả
của những chuyến công du nước ngoài. Liên Xô, Trung Quốc, Tiệp khắc, nơi
náo ông cũng được đi.
Các
nhà văn nhà thơ khác, lên kế hoạch ba, bốn năm chưa chắc được in chung
một tác phẩm, Xuân Diệu viêt tác phẩm nào in ngay tác phẩm đó. “Ba thi
hào dân tộc” 1959, “Riêng chung” 1960, ”Phê bình giới thiệu thơ”1960,
“Một khối hồng”...
Nhờ nịnh hót mà Xuân Diệu được chức, được quyền, được, tiền , được tình.
Nếu
Xuân Diệu nịnh hót chỉ để kiếm chút bổng lộc như vậy, dù không hay ho,
cũng không đáng trách. Đằng này ông lại vào hùa đánh anh em bạn bè đồng
nghiệp.
Đầu
năm 1955, giới cầm bút lăn lộn trong rừng vể , sôi nổi phê bình tập thơ
Việt Bắc của Tố Hữu. Trong khi Hoàng Yến, Hoàng Cầm, Tử Phác chê tập
Việt Bắc ít vốn sống thực tế, nghệ thuật chưa phong phú, không đột phá
vào một khía cạnh nào của tâm hồn thật sắc bén, thì Xuân Diệu khen hết
lời. Ông viết: “Mới chỉ nhìn qua , đó chỉ là một bìa sách sáng tươi,
trang nhã giữa bao nhiêu bìa sách khác,nhưng tập sách gọn gàng kia quả
là đánh dấu một việc lớn của văn chương nước Việt Nam”.
Xuân
Diệu ca ngợi Tố Hữu: “ Một nhà thơ con đẻ của cách mạng, lớn lên với
cách mạng, và là kết tinh của cách mạng”. Ông cho rằng Tố Hữu đã mở lối
dẫn dắt cả một thế hệ nhà văn, nhà thơ Việt Nam thoát ra khỏi vũng lầy
tăm tối: “Trong khi các nhà thơ đắm chìm trong phong trào “thơ mới” mơ
mộng, than khóc, u sầu, Tố Hữu đã đi tiên phong hát những bài ca tranh
đấu!”.
Một trong những bài thơ tranh luận gay gắt nhất là bài “Đời đời nhớ ông”.
Trong
khi Hoàng Cầm, Tử Phác, Hoàng Yến cùng cho rằng Tố Hữu thương vay khóc
mướn, và bi lụy hóa tình cảm cùa nhân dân Việt Nam trước cái chết cùa
Stalin, thì Xuân Diệu viết: “Sitalin mất, những dòng nước mắt của nhân
dân ta đã chảy thành những câu thơ “Đời đời nhớ ông” của Tố Hữu”.
Xuân
Diệu ca theo Hoài Việt: “Thật là vinh dự cho những kẻ cầm bút chúng ta.
Vinh dự vì đã có một Tố Hữu. Tôi đọc ký sự Ngụy Nguy, thấy chỉ trong
chế độ của chúng ta mới có những văn nghệ sỹ ưu tú như thế!”.
Bài
diễn thuyết của Xuân Diệu nổi bật trong cuộc tranh luận, củng cố niềm
tin vũng chắc vị trí giải nhất tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu , đồng thời
tố cáo những “quan điểm lệch lạc” của một số đồng nghiệp. Trần Dần, Tử
Phác bị giam ba tháng để kiểm điềm trong cuộc phê bình đó.
Trung
Quốc nổ ra phong trảo: “Bách hoa vận động” (Trăm hoa đua nở), và bầu
không khí cởi mở từ Trung Quốc đã tràn sang Việt Nam. Những văn nghệ sỹ
trong nhóm nhân văn như Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Cung,
Hoàng Cấm...phấn khởi, cho tái bản Giai phẩm mùa Xuân, rồi cho ra đời
Giai phẩm mùa Thu, Giai phẩm mùa Đông và báo Nhân Văn .
Nhà thơ Trần Dần cho đăng bài “Nhất định thắng” với những câu thơ đa nghĩa :
“Tôi đi giữa trời mưa đất Băc
Đất hôm nay tầm tã mưa phùn
Bỗng nhói ngang lưng
máu nhỏ xuống bùn
Lưng tôi có tên nào chém trộm?
Hoăc:
“Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
chỉ thấy mưa sa
trên nền cờ đỏ!”
Và Lê Đạt có những câu thơ nhạy cảm:
“Những kiếp người sống lâu trăm tuổi
Y như một dãy bình vôi
Càng sống càng tồi
Càng sống càng bé lại!”
Hay:
“Nhưng đem bục công an
đặt giữa tim người
bắt tình cảm ngược xuôi
theo luật lệ đi đường nhà nước!”
Văn
nghệ sỹ cả nước mửng rỡ, cứ tưởng được cởi trói. Nhưng đó là lần mừng
hụt phải trả giá đau đớn nhất của họ. Cái gọi là “Bách hoa vận động”,
Mao Trạch Đông cho dấy lên ở Trung Quốc lả cái để lừa phe tạo phản. Khi
bọn Tào Ngu, Tề Bạch Chính lộ mặt, lập tức cái bẫy của Mao sập xuống,
dìm vào bể máu.
Tác
động dây chuyền sang Việt Nam, Huy Cận, người bạn thân nhất của Xuân
Diệu được cử sang Trung Quốc học tập kinh nghiệm về áp dụng dẹp nhóm
“Nhân văn - Giai phẩm”.
Liên
tiếp các cuộc kiểm điểm, đấu tố được tổ chức ở Thái Hà ấp, rồi những
bài báo lên án “ Nhân văn - Giai phẩm” được đăng trên các tờ báo, đài
phát thanh, những cuộc mít tinh của quần chúng phản đối “ bọn phản động
Nhân văn - Giai phẩm” rầm rộ, và công nhân nhà in tổ chức bãi công không
in báo Nhân Văn.
Khi
“Trăm hoa” đang “đua nở” , Xuân Diệu tạm nằm yên ít lâu chờ thời, giờ
ông lại vùng dậy múa gươm chém xối xả. Trong số 30 bài báo tập trung
đánh nhóm “Nhân văn - Giai phẩm”, tờ Văn Nghệ của Hội nhà văn, do Xuân
Diệu làm biên tập chính, đăng liên tiếp 6 bài trong 12 số báo, cứ hai số
một bài. Những bài báo sắc lẻm như lưỡi dao chém thẳng vào những người
từng là bạn bè như Quang Dũng, Trần Dần, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Văn Cao,
Đặng Đình Hưng...
“Xuân Diệu cho đăng những bài báo theo sự chỉ đạo trực tiếp của anh Lành. Có bài anh Lãnh trực tiếp sửa tứng câu!”.
Năm
1996, nói chuyện với Nhật Hoa Khanh ở biệt thự 76 Phan Đình Phùng, Hà
Nội, nhà thơ Tố Hữu - anh Lành - khi đã hết quyền hành, tâm sự: “Tôi đặc
biệt cảm ơn nghệ sỹ Hoàng Cầm về những lời phê bình sắc sảo, chính xác
và chân thực của anh bốn mươi năm trước”. “Tôi khâm phục tài năng và ý
chí của nghệ sỹ Đặng Đình Hưng, đối với tôi cuộc đời anh Hưng là một bài
giảng cao cấp về niềm tin ở sự thật!”; “Văn Cao là một trong những nhạc
sỹ lớn nhất!”; “Quang Dũng là một trong những cánh chim đầu đàn của nền
thơ cách mạng Việt Nam thề kỷ 20, sau Quang Dũng là Hoàng Cầm, Trần
Dần, cũng là cây bút hạng nặng. Ngoài ra còn phải kể thêm Hữu Loan, Lê
Đạt, Phùng Quán là ba nhà thơ, ba vẻ khác nhau, nhưng cũng sắc sảo, nóng
bỏng tính chiến đấu không kém phần lãng mạn. Nhà văn Phùng cung cũng
cần phải được minh oan với truyện ngắn “Con ngựa già của Chúa Trịnh” ,
không có ẩn ý gì xấu như bốn mươi năm trước đã bị một số người lầm
tường”…
Người ta bảo: “Tố Hữu là kẻ muối mặt nói dối không biết ngượng”.
Ngày
ấy, không ai khác mà chính là Trường Chinh và Tố Hữu ra tay đánh “Nhân
văn - Giai phẩm”. Chủ trương đánh rất bài bản, theo cách đánh của Mao
Trạch Đông, chứ không “lầm tưởng” như ông nói. Trường Chinh đánh vì mục
đích chung, Tố Hữu còn vì “trả thù những người chê thơ mình, và không
muốn nhà thơ nào làm thơ hay hơn mình” . Tố Hữu đã kết tội nhóm “Nhân
văn - Giai phẩm” là: “Chúng vu khống Đảng ta là chủ nghĩa phong kiến, là
phi dân chủ, chúng muốn lật đổ chính quyền cách mạng của chúng ta!” và
kêu gọi: “Lấy đường lối văn nghệ của Đảng lao động Việt Nam làm vũ khí
chiến đấu, giới văn nghệ chúng ta hãy tiến lên tiêu diệt tận gốc đường
lối văn nghệ phản động của nhóm ‘Nhân văn - Giai phẩm”.
Theo
lệnh Tố Hữu, Xuân Diệu xông lên, lấy diễn đàn làm trận địa, Micro làm
vũ khí, trổ tài hùng biện của mình, tiêu diệt tận gốc nhóm “Nhân văn –
Giai phẩm”.
Trên
diễn đàn Xuân Diệu phê phán:“Những tác phẩm mắc bệnh sơ lược”. Ông nói:
“Nhưng tác phẩm đó đã gây tác hại là làm cho người ta hiểu sai thực tế,
tưởng cách mạng toàn tô hồng, gây chủ quan và thiếu lý tưởng” . Ông đổ
tội cho nhóm “Nhân văn - Giai phẩm” : … “ Họ cho rằng bệnh sơ lược là do
bản chất cùa nền văn học mới của chúng ta, cũng như nói tệ sùng bái cá
nhân là bản chất của chế độ Xô Viết. Họ gián tiếp muốn nói rằng, Đảng
lãnh đạo nhúng tay vào văn học nên văn học mới mắc bệnh sơ lược như thế
này, nếu cứ để văn nghệ sỹ hoàn toàn tự do thì văn nghệ đã vô cùng phong
phú!”…
Xuân
Diệu cho rằng nhóm “Nhân văn- Giai phẩm” đòi hỏi sự thật là một cách
ngụy biện, đi ngược lại đường lối văn hóa văn nghệ của đảng mà Tố Hữu đã
trình bày. Nói cách khác đó là muốn bôi đen chống đảng.
Xuân
Diệu lại múa may, quay cuồng, trên sân khấu Nhà hát lớn, hùng hồn nói
về “sự thật” như sau: “Chúng ta nói những sự thật là có một mục đích,
mục đích làm công tác tư tưởng bằng văn học. Nên ta không phải là cầm
cái máy ảnh tốt rồi bất cứ cái gì cũng chụp ảnh, cũng in ra. Chúng ta
không hoàn toàn theo chủ nghĩa thành thật. Vì chủ nghĩa đó chỉ đúng có
một nửa. Nhất định những thơ văn nào chúng ta viết ra đều là tâm huyết
của ta, đều là thiết tha, thành thật với đảng, với Bác Hồ ...” .
Xuân
Diệu kịch liệt phê phán tác các tác phẩm: “Tiếng sáo tiền kiếp” của
Trần Duy, “Một trò chơi nguy hiểm” của Nguyễn Thành Long, đặc biệt lên
án “Nhất định thắng” của Trần Dần; “Nhân câu chuyện mấy người tự tử” Lê
Đạt, “Vượt Côn Đảo” của Phùng Quán, “Những đồi hoa sim” của Hữu Loan.
Một mình một diễn đàn, không ai có quyền tranh cãi với Xuân Diệu. Xuân Diệu hả hê nói, hả hê cười, hả hê chiến thắng.
Lần
lượt những trí thức, văn nghệ sỹ nổi tiếng như: Trần Đức Thảo, Nguyễn
Hữu Đang, Phan Khôi, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần, Phùng Quán, Trần Lê
Văn, Hữu Loan, Trần Duy, Trương Tửu, Bùi Quang Đoài, Trần Công, Tử Phác,
Hoàng Huế, Thụy An, Nguyễn Sáng, Sỹ Ngọc, Nguyễn Viết Lãm, Tất Vinh,
Nguyễn Văn Tỵ, Văn Cao, Nguyễn Bính ...bị mất việc, cấm viết, tù đày .
Giữa
lúc bạn bè cũ bị ruồng bỏ như vậy, Xuân Diệu được bầu làm Uỷ viên Ban
thường vụ Hội liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Việt Nan, ông cùng Nguyễn
Đình Thi, Hoài Thanh nổi lên như ba ngọn núi trí thức lớn đầy quyền lực.
Xuân
Diệu là một ông Hoàng thơ tình, nhưng ông Hoàng ấy đã chết từ trước
Cách mạng tháng Tám 1945. Từ đó chỉ còn lại một Xuân Diệu hồn thơ nhạt,
tứ thơ gượng ép lỏng lẻo. Thay vào chỗ khiếm khuyết của thơ, ông nổi lên
tài hùng biện nịnh bợ.
Xuân
Diệu không hề biết ngượng khi bị ông Tư Nguyện giật chiếc Micro trên
sân khẩu tại Hội nghị tổng kết của công ty cao su Dầu Tiếng ngày nào, vì
sau đó ông vẫn vui vẻ nhận phần quà. Về cuối đời, Xuân Diệu có gì như tự nhận diện, như sám hối, như thật vơi slòng mình hơn. Trong bài Đa tình, ông viết:
Phải chăng bầu bạn ông đông, ông không hề lẻ loi, như ông viết:
... Trong cõi lạnh lan đi bao ấm nóng
Giữa hồn thường thắm thiết một ma thơ
Đem nhớ nhung an ủi dưới trăng mờ
Và trong gió phất phơ đi có bạn …
Kẻ đa tình không cần đủ thịt da
Khi chết rồi, thì tôi sẽ yêu ma ....Giữa hồn thường thắm thiết một ma thơ
Đem nhớ nhung an ủi dưới trăng mờ
Và trong gió phất phơ đi có bạn …
Kẻ đa tình không cần đủ thịt da
Phải chăng bầu bạn ông đông, ông không hề lẻ loi, như ông viết:
“Hồn đông lắm tôi sợ gì cô độc!
Ma với nhau thì ôm ấp cùng nhau!”
14-8-2013
M D
----------------------
Bài trên trang Nhà văn Lê Xuân Quang
----------------------------------------------------
----------------------------------------------------
Thơ Tình Xuân Diệu đã chết ?
.
Người ta bảo thi sỹ có thể chết nhưng nếu bài thơ hay sẽ bất tử. Nhưng điều này chưa chắc đã đúng nếu theo dõi tin mạng mấy ngày qua.
Vụ án Luật sư Cù Huy Hà Vũ đã khép lại nhưng dư âm vẫn còn đâu đây trên thế giới ảo. Nó chẳng liên quan gì đến thơ ca, đến mảnh đất nhỏ giữa Hà Nôi, nơi vị luật sư này cất tiếng chào đời. Người ta bàn nhiều hơn về dân chủ, công bằng xã hội, quyền con người và sự bất cập.
Tin tức đã lấn át một mảng Thơ Tình đẹp nhất trong thế kỷ 20 ở một đất nước chịu nhiều đau khổ, chết chóc và chiến tranh.
Chợt nhớ hai thi nhân Việt Nam đã khuất núi: Xuân Diệu và Huy Cận cùng nuôi nấng luật sư Cù Huy Hà Vũ.
Tôi không phải là người yêu thơ, không thuộc nhiều thơ. Thơ Xuân Diệu chẳng thuộc bài nào, thơ của Huy Cận càng không. Nếu có trích dẫn thì “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, rất nhiều lần bị bắt giò trên blog.
Dẫu vậy, mỗi lần đi qua đường Điện Biên Phủ, tôi thường đánh mắt vào ngôi nhà số 24. Nơi đó, Xuân Diệu và Huy Cận sống cho đến cuối đời. Bây giờ đang bầy bán xe máy, cạnh có quán café và biển đề “Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ”.
Tịnh không thấy bóng dáng của những câu thơ bay bổng như mái tóc xoăn trước gió của cố thi nhân. Sau những chuyện vừa rồi thì giọng ngân nga của Thơ Tình đã thật sự tắt hẳn và theo ông về bên kia thế giới.
Hôm nay, nhắc đến 24 Cột Cờ người ta không còn nhớ nụ hôn say đắm và nước mắt chia li, mà họ liên tưởng đến thế hệ con cháu của nhà thơ và của những người cùng thế hệ với thi nhân, đã hành xử và “đối thoại” với nàng Thơ bằng còng số 8 và luật pháp.
Như một định mệnh, trong cuộc sống tình yêu không xuôn xẻ của mình, Xuân Diệu từng viết “Người ta khổ vì thương không phải cách //Yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người //Có kho vàng nhưng tặng chẳng tuỳ nơi//Người ta khổ vì xin không phải chỗ”.
“Thương không phải cách” đã biến địa chỉ số 24 thành nơi đong đếm quyền lực và pháp đình. Có lần ngôi nhà đã bị phá tường rào, rồi dọa đưa ra tòa. Mà lẽ ra, nơi đó xứng đáng là “một cõi đi về” của giới văn nhân, của người yêu thơ, giúp những kẻ có trái tim thổn thức tìm lại chốn xưa của một thần đồng thơ Tình để chia sẻ nỗi lòng.
Có lần Xuân Diệu viết về cha mẹ như là khuyên những đứa con “Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong//Ông đồ Nghệ đeo khăn gói đỏ//Vượt đèo Ngang, kiếm nơi cần chữ//Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong//Hai phía đèo Ngang: một mối tơ hồng”.
Rồi “Muốn ăn nhút, thì về quê với bố//Muốn ăn quýt, ăn hồng, theo cha mày mà về ngoài đó//Muốn uống nước dừa, ăn xoài chín đỏ//Muốn ăn bánh tét, bánh Tổ//Thì theo tao, ở mãi trong này… Đội ơn Thầy, đội ơn Má sinh con//Cảm ơn Thầy vượt đèo Ngang bất kể//Cảm ơn Má biết yêu người xứ Nghệ//Nên máu con chung hòa cả hai miền”.
Miền quê “đàng ngoài, đàng trong” thấm đẫm tình người đã sinh ra hai thi nhân tên tuổi lớn. Thế mà trong thời hội nhập, miền đất ấy không dạy nổi đám con cháu sống nhân ái như trong thơ các ông từng viết.
.
Xuân Diệu sống độc thân gần suốt cuộc đời, dù có một người đàn bà ở với ông vài tháng và hàng xóm Huy Cận “tối lửa tắt đèn” có nhau.
Ông từng thổ lộ “Anh có nhà có cửa//Nhưng không vợ không con/Sợ cái bếp không lửa//Sợ cái cửa không đèn//Những đêm đi xa về//Tận xa nhìn cửa đóng//Không ánh sáng đón mình//Không có ai trông ngóng”.
Có lẽ khi viết bài thơ này, Xuân Diệu không thể nghĩ, định mệnh “cô đơn” trong thơ đã đúng với ngoài đời sau đó nửa thế kỷ. Nếu hồn xưa có quay về chốn cũ thì vẫn “sợ khung cửa sổ” như ngày nào. Lần này không phải sự cô độc làm tan nát trái tim người thi sỹ.
Biết bao giờ mảnh đất mà Xuân Diệu từng nhắn bạn bè “Nhà tôi 24 Cột Cờ/ Ai yêu thì ghé, hững hờ thì qua” sẽ là nơi tình tự của thơ ca Việt Nam như ông từng viết cho người tình Bạch Diệp
“Anh không xứng là biển xanh//Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng//Bờ cát dài phẳng lặng//Soi ánh nắng pha lê//Bờ đẹp đẽ cát vàng//Thoai thoải hàng thông đứng//Như lặng lẽ mơ màng//Suốt ngàn năm bên sóng//Anh xin làm sóng biếc//Hôn mãi cát vàng em//Hôn thật khẽ, thật êm//Hôn êm đềm mãi mãi”.
Ước mong sao, một ngày nào đó, một ai đó, với sự kỳ diệu nào đó, sẽ giúp cho Thơ Tình trác tuyệt ở ngôi nhà số 24 Cột Cờ được tiếp tục sang sảng như giọng đọc của Xuân Diệu năm nào.
Hiệu Minh. 6-04-2011.
Người ta bảo thi sỹ có thể chết nhưng nếu bài thơ hay sẽ bất tử. Nhưng điều này chưa chắc đã đúng nếu theo dõi tin mạng mấy ngày qua.
Vụ án Luật sư Cù Huy Hà Vũ đã khép lại nhưng dư âm vẫn còn đâu đây trên thế giới ảo. Nó chẳng liên quan gì đến thơ ca, đến mảnh đất nhỏ giữa Hà Nôi, nơi vị luật sư này cất tiếng chào đời. Người ta bàn nhiều hơn về dân chủ, công bằng xã hội, quyền con người và sự bất cập.
Tin tức đã lấn át một mảng Thơ Tình đẹp nhất trong thế kỷ 20 ở một đất nước chịu nhiều đau khổ, chết chóc và chiến tranh.
Chợt nhớ hai thi nhân Việt Nam đã khuất núi: Xuân Diệu và Huy Cận cùng nuôi nấng luật sư Cù Huy Hà Vũ.
Tôi không phải là người yêu thơ, không thuộc nhiều thơ. Thơ Xuân Diệu chẳng thuộc bài nào, thơ của Huy Cận càng không. Nếu có trích dẫn thì “râu ông nọ cắm cằm bà kia”, rất nhiều lần bị bắt giò trên blog.
Dẫu vậy, mỗi lần đi qua đường Điện Biên Phủ, tôi thường đánh mắt vào ngôi nhà số 24. Nơi đó, Xuân Diệu và Huy Cận sống cho đến cuối đời. Bây giờ đang bầy bán xe máy, cạnh có quán café và biển đề “Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ”.
Tịnh không thấy bóng dáng của những câu thơ bay bổng như mái tóc xoăn trước gió của cố thi nhân. Sau những chuyện vừa rồi thì giọng ngân nga của Thơ Tình đã thật sự tắt hẳn và theo ông về bên kia thế giới.
Hôm nay, nhắc đến 24 Cột Cờ người ta không còn nhớ nụ hôn say đắm và nước mắt chia li, mà họ liên tưởng đến thế hệ con cháu của nhà thơ và của những người cùng thế hệ với thi nhân, đã hành xử và “đối thoại” với nàng Thơ bằng còng số 8 và luật pháp.
Như một định mệnh, trong cuộc sống tình yêu không xuôn xẻ của mình, Xuân Diệu từng viết “Người ta khổ vì thương không phải cách //Yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người //Có kho vàng nhưng tặng chẳng tuỳ nơi//Người ta khổ vì xin không phải chỗ”.
“Thương không phải cách” đã biến địa chỉ số 24 thành nơi đong đếm quyền lực và pháp đình. Có lần ngôi nhà đã bị phá tường rào, rồi dọa đưa ra tòa. Mà lẽ ra, nơi đó xứng đáng là “một cõi đi về” của giới văn nhân, của người yêu thơ, giúp những kẻ có trái tim thổn thức tìm lại chốn xưa của một thần đồng thơ Tình để chia sẻ nỗi lòng.
Có lần Xuân Diệu viết về cha mẹ như là khuyên những đứa con “Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong//Ông đồ Nghệ đeo khăn gói đỏ//Vượt đèo Ngang, kiếm nơi cần chữ//Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong//Hai phía đèo Ngang: một mối tơ hồng”.
Rồi “Muốn ăn nhút, thì về quê với bố//Muốn ăn quýt, ăn hồng, theo cha mày mà về ngoài đó//Muốn uống nước dừa, ăn xoài chín đỏ//Muốn ăn bánh tét, bánh Tổ//Thì theo tao, ở mãi trong này… Đội ơn Thầy, đội ơn Má sinh con//Cảm ơn Thầy vượt đèo Ngang bất kể//Cảm ơn Má biết yêu người xứ Nghệ//Nên máu con chung hòa cả hai miền”.
Miền quê “đàng ngoài, đàng trong” thấm đẫm tình người đã sinh ra hai thi nhân tên tuổi lớn. Thế mà trong thời hội nhập, miền đất ấy không dạy nổi đám con cháu sống nhân ái như trong thơ các ông từng viết.
.
Xuân Diệu sống độc thân gần suốt cuộc đời, dù có một người đàn bà ở với ông vài tháng và hàng xóm Huy Cận “tối lửa tắt đèn” có nhau.
Ông từng thổ lộ “Anh có nhà có cửa//Nhưng không vợ không con/Sợ cái bếp không lửa//Sợ cái cửa không đèn//Những đêm đi xa về//Tận xa nhìn cửa đóng//Không ánh sáng đón mình//Không có ai trông ngóng”.
Có lẽ khi viết bài thơ này, Xuân Diệu không thể nghĩ, định mệnh “cô đơn” trong thơ đã đúng với ngoài đời sau đó nửa thế kỷ. Nếu hồn xưa có quay về chốn cũ thì vẫn “sợ khung cửa sổ” như ngày nào. Lần này không phải sự cô độc làm tan nát trái tim người thi sỹ.
Biết bao giờ mảnh đất mà Xuân Diệu từng nhắn bạn bè “Nhà tôi 24 Cột Cờ/ Ai yêu thì ghé, hững hờ thì qua” sẽ là nơi tình tự của thơ ca Việt Nam như ông từng viết cho người tình Bạch Diệp
“Anh không xứng là biển xanh//Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng//Bờ cát dài phẳng lặng//Soi ánh nắng pha lê//Bờ đẹp đẽ cát vàng//Thoai thoải hàng thông đứng//Như lặng lẽ mơ màng//Suốt ngàn năm bên sóng//Anh xin làm sóng biếc//Hôn mãi cát vàng em//Hôn thật khẽ, thật êm//Hôn êm đềm mãi mãi”.
Ước mong sao, một ngày nào đó, một ai đó, với sự kỳ diệu nào đó, sẽ giúp cho Thơ Tình trác tuyệt ở ngôi nhà số 24 Cột Cờ được tiếp tục sang sảng như giọng đọc của Xuân Diệu năm nào.
Hiệu Minh. 6-04-2011.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét