Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

Bài trên mạng

ỐC ĐẢO TRĂNG LƯỠI LIỀM

NGUYỄN KHÔI (Sưu tầm)
NNB b;log 25.10.13


THIÊN ĐƯỜNG GIỮA SA MẠC
Sa mạc Gobi (Trung Quốc) nổi tiếng thế giới bởi sự khắc nghiệt, xứng danh  là một trong các vùng đất “khó sống” nhất trên hành tinh.Những  đụn cát cao ngút, những trận bão sa mạc và nạn thổ phỉ kinh hoàng trong truyền thuyết xảy ra liên miên, cướp đi sinh mạng của biết bao nhiêu  thương nhân khi qua đây. Nó trở thành nỗi ám ảnh lớn với rất nhiều người và không mấy ai nghĩ địa điểm này thích hợp cho sự sống.
Ấy thế mà đã  có một hồ “trăng lưỡi liềm” và mảnh đất thiên đường “rơi” xuống sa mạc  Gobi và trở thành một trong những ốc đảo tuyệt vời nhất trên Trái đất  này.
Cách vùng ngoại ô thành phố Đôn Hoàng khoảng 6km, ốc đảo hồ trăng lưỡi liềm  tọa lạc giữa sa mạc Gobi, tựa như một tấm lụa mềm mại xua tan cái nóng  cực độ của mảnh đất khắc nghiệt miền Tây xứ Trung Hoa.



Theo các tài liệu lịch sử, cách đây hơn 2.000 năm, nơi này có người tới sinh sống. Những người đầu tiên phát  hiện ra nó chính là các thương nhân Ả Rập đi thông thương buôn bán qua  con đường tơ lụa, nối liền phương Đông huyền bí với phương Tây phát  triển.




Xét trên khía cạnh địa chất học, ốc đảo này được hình thành nhờ mạch nước ngầm dồi dào dưới lòng đất. Cùng với  đó, nhờ có ảnh hưởng của chế độ gió đặc biệt mà cát xâm lấn ốc đảo luôn  bị thổi dạt lại về phía những cồn cát cao tới 250m xung quanh đó.




Từ trên cao nhìn xuống, ốc đảo trông  giống như đôi mắt của một thiếu nữ đẹp, trong sáng và đầy đam mê với đôi lông mày cong xanh ngọc. Đó chính là hồ hình trăng lưỡi liềm, một nét  đặc trưng tạo nên danh tiếng của địa danh này.




Hồ trăng lưỡi liềm tuyệt đẹp là nguồn nước chính cho cư dân sống trong thành phố Đôn Hoàng.




Ốc đảo trăng lưỡi liềm nổi tiếng với  một bề dày văn hóa khá lâu đời: đây là điểm dừng chân không thể bỏ qua  của các thương nhân trên con đường tơ lụa huyền thoại. Đồng thời, nó  cũng nằm trên tuyến hành trình về với cõi Phật của các tín đồ Phật giáo  từ khắp nơi.




Với người Trung Hoa cổ đại, ốc đảo này  được mệnh danh là cửa ngõ phía Tây của Trung Quốc. Đến đây, bạn sẽ có  dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình kiến trúc mang đặc trưng  phong kiến xưa, không khác gì một cung điện giữa sa mạc hoang vu.



Sâu hơn trong thành phố, người ta cũng  có thể khám phá những ngôi chùa lớn xây dựng vào thời nhà Hán, hệ thống  công trình dân sinh kết hợp giữa hiện đại và cổ điển, vẫn giữ lại được  những nét tinh tế.



Gần đó là hang động Mạc Cao thuộc thành phố Đôn Hoàng, nơi có những bích động với niên đại từ thế kỷ thứ tư,  được phỏng đoán là do các nhà sư mang theo Phật giáo xuống trung nguyên  truyền thụ để lại. Địa danh này cũng là nơi lưu truyền rất nhiều những  câu chuyện hay truyền thuyết bí ẩn trong văn hóa người Trung Hoa.




Người dân trong ốc đảo trăng lưỡi liềm  sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Nguồn nước ngầm từ hồ trăng chính là nguồn tưới tiêu, sinh hoạt duy nhất của cư dân bản địa trong nhiều thế  kỷ liền. Nó đã tạo nên vẻ trù phú và đẹp lạ thường của thiên đường lạc  lối giữa những đụn cát mênh mông.



Tuy nhiên, hiện nay, dân số ở đây đã  tăng lên gần gấp đôi, từ 100.000 lên 180.000 người, tạo sức ép vô cùng  nặng nề lên nguồn nước từ hồ trăng lưỡi liềm.




Một nguyên nhân khác nữa khiến mực nước hồ sụt giảm một cách nghiêm trọng là sự phát triển nông nghiệp quá mức, tận khai thác của cư dân địa phương. Trong vòng 30 năm qua, hồ đã cạn  dần nước, tụt sâu xuống tới 7,62m. Độ sâu trung bình cũng chỉ còn 0,9 –  1,3 m mà thôi.




Chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều  biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy vẻ đẹp nơi ốc đảo với chính sách Ba  cấm: không đào giếng mới, không tăng thêm đất nông nghiệp mới và không  nhập cư

Gội đầu, nấu ăn ngay trên... đường tàu hỏa


Nhiều sinh hoạt của người dân ở khu đường chắn 5 Trần Phú (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) như nấu cơm, tắm gội, mưu sinh... đều diễn ra sát, thậm chí là ngay trên đường ray tàu hỏa, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn đường sắt rất lớn.

Gội đầu, nấu ăn ngay trên... đường tàu hỏa
ảnh minh họa
Có hàng trăm hộ gia đình đang sinh sống tại nơi đây. Những khu nhà, dãy trọ mọc san sát nhau, cách đường ray tàu hỏa hơn 1 mét. Hầu hết những nhà ở khu này đều có diện tích rất nhỏ, chật, hẹp. Những người dân ở nơi đây có mức thu nhập thấp, chủ yếu là người lao động chân tay, việc làm không ổn định. Đa số các hộ gia đình đều bày biện sinh hoạt phía trước cửa nhà, ngay sát đường ray tàu hỏa.
Anh Lê Văn Mạnh (39 tuổi) làm nghề chạy xe ôm, sinh sống tại đây gần 10 năm chia sẻ: “Nhà rộng có gần 6 mét vuông mà có tới 5 người ở, chỗ ngủ còn chật chứ nói gì đến chỗ để đồ đạc. Để tiết kiệm diện tích, mọi sinh hoạt của gia đình tôi đều ở phía trước cửa nhà. Người ngoài nhìn vào thì thấy sợ nhưng sống quen rồi thì cảm thấy rất bình thường".
Hầu hết các hộ gia đình đều đặt 1 chiếc bếp than tổ ong ngay trước nhà để tiện việc nấu nướng. Nhiều gia đình còn làm chuồng nuôi gà, trồng rau vào các hộp xốp để ngay sát đường ray. Vào mỗi buổi trưa và chiều tối, không khí sinh hoạt ở đây trở nên tấp nập hơn bao giờ hết. Hình ảnh người dân nhộn nhịp chuẩn bị nấu ăn, qua lại trên đường ray tàu hỏa, nhiều người ngồi trên đường ray để nói chuyện, bàn tán rôm rả sau buổi làm việc.
Mọi thứ đã trở nên quá quen thuộc với những người dân sống nơi đây. Họ không còn cảm giác sợ hãi, lo lắng khi chỗ ở và sinh hoạt hằng ngày là nơi mà những chuyến tàu hỏa cứ “phóng” vùn vụt qua, có thể cướp đi sinh mạng bất kỳ ai.
Những khu nhà, dãy trọ tại khu đường chắn 5 Trần Phú, mọc san sát nhau, cách đường ray tàu hỏa hơn 1 mét. Muốn vào được khu này thì phải đi men theo đường ray.
Nhiều sinh hoạt của người dân nơi đây diễn ra sát thậm chí ngay trên đường ray.

Nhiều sinh hoạt thường ngày diễn ra sát đường ray, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
Nhiều đồ đạc, vật dụng được để tràn lan ngay trên đường ray.
Đất, cát đổ tràn lan…
… hay phơi cơm nguội trên đường ray là chuyện bình thường.
Cụ Tâm (72 tuổi) làm nghề thu gom giấy vụn, ngồi nghỉ ngơi ngay trên đường ray để chờ chủ thu gom cân giấy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét