Mời bạn xem: http://lekhasy.vnweblogs.com http://holam.vnweblogs.com http://lekhasy.blogspot.com
.
.
BÀI VIẾT DƯỚI ĐÂY
CHẲNG GIÚP GÌ CHO BẠN
ĐỌC
Cứ theo bài viết
được trích đăng trên BBC nói là của Đại tá Nguyễn Như Phong, Nhà báo thuộc
ngành công an, Sỹ tôi bình luận và xin nêu mấy điểm như sau:
1- Đại tướng
Võ Nguyên Giáp với chức phó Thủ tướng, phụ trách “khoa học, trong đó có kế
hoạch hóa gia đình” là phân công của Chính phủ. Công việc này trước đó do Thủ
tướng Phạm Văn Đồng kiêm, thì có gì là xấu ? Còn cách sắp xếp việc vận động
tuyên truyền, ngăn ngừa sinh đẻ theo kế hoạch vào lĩnh vực khoa học có hợp lý
hay không, lại là chuyện khác.
.
.
Đại tá Phong còn bình luận:
“Xưa có câu ‘điểu tận cung
tàng’ nghĩa là chim hết thì cung bị xếp xó, và vận vào công việc mới của Đại
tướng ngày ấy mới thấy đúng làm sao”.
.
.
2- Theo tôi,
đây là chuyện bình thường, Cũng như nhiều bài
viết đề cập đến tình trạng các vị có tài trong chiến tranh cứ tưởng mình có tài
cả lãnh đạo kinh tế nên ôm đồm, để một thời đất nước suy sụp. Và, một số triều
đại trước đây đối với các vị công thần lập quốc, có công trạng trong đánh giặc giữ
nước thì đến thời bình cũng mời nghỉ nhưng vẫn được hưởng bổng lộc cao. Đó là
kế sách tốt ! Không như ở ta thời nay do nể nang, chịu ơn rồi những vị đã già
cố đế vẫn để làm “cố vấn cố véo”, “tham mưu tham mẹo”vớ vẩn, trong khi đó lớp
trẻ tài năng và có nhiệt tình thì lại không sử dụng. Với Tướng Giáp là vị Tướng
tài về quân sự, chẳng phải tài về lo việc quốc kế dân sinh, càng không giỏi về
kế hoạch hóa gia đình. Sự phân công như thế là bất hợp lý đã rõ ràng. Có điều,
sông có thể cạn, đá có thể mòn, núi có thể lở, nhưng danh tiếng về tài thao
lược của Tướng Giáp gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ thì không phai mờ, mãi
mãi tồn tại nguyên lành dù về già Ông đi chăn trâu, nuôi lợn !
.
.
“Lại nữa, vào năm 1984, khi
Kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chẳng hiểu vì lý do gì mà người ta
không mời Đại tướng lên Điện Biên dự lễ kỷ niệm,”
.
.
“Đại tướng phải lên thăm lại
chiến trường xưa và bà con Tây Bắc với tư cách cá nhân. Rồi trong các hội thảo
tuyên truyền về Chiến thắng Điện Biên, người ta còn "ngại" không dám
nói về vai trò của Đại tướng...”
.
.
Nhà báo Nguyễn Như Phong
cũng nhắc lại rằng “có một thời kỳ, khu vườn ở 30 Hoàng Diệu nom như vườn
hoang, với lá cây rụng đầy, ít người quét dọn và những bức tường cỏ mọc rêu
phong”.
.
.
3- Ba chi
tiết trên đây có lẽ Nhà báo Nguyễn Như Phong nói thật, đáng buồn. Nhưng đáng
buồn hơn là Nhà báo Phong nói quá muộn ! Bây giờ ông nhắc lại làm gì ? Ở thời
điểm này mà ông nhắc lại chuyện đó thì chẳng hóa ra ông là anh già d…non hột !
Sao trước đây ông không nói, phải chăng ông sợ mất sao mất gạch ? Mà bây giờ,
nếu bài báo được trích đăng trên đây là của ông thì cũng chẳng giúp gì cho dư
luận, bởi việc Tướng Giáp phải nhận công việc chăm lo kế hoạch hóa gia đình đã
từ lâu ai mà chẳng biết. Ai làm được gì ai nào ? Kể cả những vấn đề Đại Tướng
góp ý có lợi cho dân cho nước muôn đời sau, có ai nnghe đâu. Tôi trộm nghĩ, một Nhà báo mang hàm Đại tá ngành an ninh như ông mà viết bài cho đăng rồi phải gỡ là xấu hổ quá !
------------------Mời
xem bài dưới-------------------
Thời gian ‘chịu đựng’ của Tướng Giáp
Cập nhật: 15:23 GMT - thứ
năm, 10 tháng 10, 2013
.
Tại Việt Nam sau
vài ngày có nhiều bài tập trung vào các chiến tích quân sự của Đại
tướng Võ Nguyên Giáp (1911-2013), nay bắt đầu có các bài viết trên
báo chí nói về giai đoạn ông bị thất sủng.
.
.
Trên trang PetroTimes,
bài mới nhất của Đại tá nhà báo Nguyễn Như Phong thuộc ngành công an
nói về “một số năm tháng Đại tướng không được như ý, đặc biệt là giai đoạn
Đại tướng được phân công phụ trách Dân số và Kế hoạch hóa gia đình."
Tác giả nhắc lại rằng "thời ấy, cũng
đã có câu vè chua chát về việc này”.
Đại tá Phong còn bình luận:
“Xưa có câu ‘điểu tận cung
tàng’ nghĩa là chim hết thì cung bị xếp xó, và vận vào công việc mới của Đại
tướng ngày ấy mới thấy đúng làm sao”.
“Lại nữa, vào năm 1984, khi
Kỷ niệm 30 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chẳng hiểu vì lý do gì mà người ta
không mời Đại tướng lên Điện Biên dự lễ kỷ niệm,”
“Đại tướng phải lên thăm lại
chiến trường xưa và bà con Tây Bắc với tư cách cá nhân. Rồi trong các hội thảo
tuyên truyền về Chiến thắng Điện Biên, người ta còn "ngại" không dám
nói về vai trò của Đại tướng...”
Nhà báo Nguyễn Như Phong
cũng nhắc lại rằng “có một thời kỳ, khu vườn ở 30 Hoàng Diệu nom như vườn
hoang, với lá cây rụng đầy, ít người quét dọn và những bức tường cỏ mọc rêu
phong”.
.
.
Một giai đoạn khác
Các nhà nghiên cứu bên
ngoài đã viết nhiều về thời gian quan điểm của Tướng Giáp không được
các lãnh đạo toàn quyền như Tổng Bí thư Lê Duẩn, Trưởng ban Tổ chức
Trung ương Đảng Lê Đức Thọ chấp nhận.
Nhưng tại Việt Nam, các
bài viết chính thống vẫn chỉ nhằm nêu bật các điểm son trong sự
nghiệp của ông Giáp.
Nay, một số cây viết bắt
đầu nhắc đến những giai đoạn này.
Chẳng hạn, từ tháng 1
năm 1980, Tướng Giáp không còn làm Bộ trưởng Quốc phòng dù vẫn làm
Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Nhà văn Nguyễn Quang Vinh
mô tả tâm lý người dân quê Tướng Giáp giai đoạn này trên trang Bấm giaoduc.net:
“Ngày ông không còn giữ chức
Bộ trưởng Quốc phòng, người Quảng Bình buồn, có người lặn lội ra Hà Nội gặp ông
để hỏi cho ra mọi nhẽ “Vì sao Bác lại bị thôi chức?” “Vì sao Bác nghỉ” – “Vì
sao Bác không có ý kiến?”. Đó là sự thật.”
“ Và ông mỉm cười hiền từ:
"Mình vẫn đang làm việc cho cách mạng đấy chứ. Bác Hồ nói, Dĩ công vi thượng”.
Nhưng các cây bút này
cũng nhấn mạnh về tính chịu đựng cao của vị tướng có chiến công
lừng lẫy.
.
.
Khi tìm trên mạng để có
nguyên văn bài của Nguyễn Như Phong thì ra mảng như dưới đây
Ông Nguyễn Như Phong Bấm viết: LỖI - Không tìm thấy bài viết bạn yêu cầu!
Lỗi sảy ra trong trường hợp sau:
Bài viết không tồn tại trên trang tin của chúng tôi.
Bài viết đã bị gỡ bỏ.
.
.
“Không thể nói rằng những năm
tháng đó đối với Đại tướng là "thoải mái", và càng không thể nói rằng
công việc mới mà Đại tướng được giao là vừa ý đối với Người...
“Nhưng tuyệt nhiên không có
nửa lời bất đắc chí, không có một lời than thân, trách phận, không có nửa lời
trách cứ... Thế mới biết, sức chịu đựng của Đại tướng thật phi thường và đúng
là chỉ có bậc Thánh nhân mới chịu được như thế.”
.
.
Còn ông Nguyễn Quang Vinh chi sẻ cái nhìn
từ góc độ một người Quảng Bình:
“Để làm được thế, như ông, có một chữ NHẪN, nhẫn mà không hạ mình, nhẫn mà
không hèn, nhẫn không cho cá nhân mình mà cho cả giang sơn.”
Dù đa số các bài báo vẫn tiếp tục ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên
Giáp, dùng cả từ 'Người' chữ viết Hoa vốn thường dùng cho cố Chủ
tịch Hồ Chí Minh, một số bài báo cũng nhắc đến các chi tiết 'thật'
hơn về Tướng Giáp.
Chẳng hạn như chuyện ông
không có tài diễn thuyết như Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Lê
Trọng Tấn hay ăn nói hấp dẫn kiểu bình dân như Thượng tướng Đinh Đức
Thiện.
Bài của tác giả Bấm Đỗ Tuyết, cũng
trên giaoduc.net có viết:
"Viết đến đây, tôi lại
nhớ chuyện vài người viết rằng Cụ không phải người hùng biện. Cụ có thể nói rất
sắc sảo, khi cần. Nhưng Cụ đâu có cần thành người hùng biện,"
"Các vị Đại Tướng thực
thụ trong lịch sử ít khi giỏi khoa hùng biện. Họ nhường cho người khác cái tài
này."
Riêng về giai đoạn gây ra
bàn tán trong sự nghiệp của Tướng Giáp là làm Phó Thủ tướng kiêm
phụ trách mảng dân số, kế hoạch hóa gia đình, báo Lao Động có đăng bài
kể lại lời người thư ký của ông, Đại tá Nguyễn Văn Huyên như sau:
"Sự thực là thế này,
thời đó Thủ tướng Chính phủ là anh Phạm Văn Đồng. Trong một buổi họp của Chính
phủ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đặt vấn đề 'Trước đây tôi kiêm phụ trách mảng Dân
số, kế hoạch hóa gia đình, nay anh Văn phụ trách mảng khoa học kỹ thuật, thì có
lẽ anh Văn phụ trách luôn về Dân số - kế hoạch hóa gia đình?'.
“Tất cả chỉ có thế, không có
bất kỳ quyết định nào về việc này, không có phân công công tác... Tôi cũng biết
sau đó dân đồn um lên, đàm tiếu, chê trách này kia… Tôi nghĩ anh Văn cũng nghe
được dù không thấy anh nói gì với tôi,” theo Đại tá Huyên kể lại.
.
.
Chữ 'Nhẫn'
Cũng trong ngày 10/10, Thời
báo Kinh tế Sài Gòn cho đăng bài “Chữ nhẫn của đại tướng” của Tiến sĩ Lê Đăng
Doanh.
Ông Doanh nhắc lại những
thăng trầm trong đời Tướng Giáp.
“ Trong chiến dịch Quảng Trị
1972, ý kiến của ông về chiến lược và chiến thuật bị bác bỏ. Tổn thất to lớn
trong chiến dịch Quảng Trị là một bài học đau xót.”
“Năm 1982, ông được cử làm
Phó thủ tướng phụ trách khoa học kỹ thuật và Ủy ban Dân số kế hoạch hóa gia
đình, những lĩnh vực rất xa lạ với cuộc đời binh nghiệp của ông.”
Tác giả nói tiếp: “Nhưng,
việc nào ông cũng làm một cách rất nghiêm túc với đầy đủ tinh thần trách nhiệm.
Những đóng góp của ông về chính sách khoa học - công nghệ được tất cả nhà khoa
học ghi nhận.”
Tiến sĩ Doanh cũng thừa
nhận: “Ông đã trải qua nhiều thử thách vô cùng khó khăn, bất ngờ.”
“Trong tất cả những trường
hợp đó, ông luôn thể hiện thái độ rất bình tĩnh, tự tin, gương mẫu thực hiện
đúng kỷ luật Đảng, luôn đặt lợi ích của dân tộc và đất nước lên trên hết.”
“Trong suốt thời gian dài
được biết ông, làm việc, trao đổi về rất nhiều lĩnh vực, tôi chưa bao giờ nghe
ông than phiền một lời nào về anh A, anh B hay về cách đối xử đối với cá nhân
mình.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét