Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Ý kiến hội viên

Kính báo cùng bạn đọc

Hiện nay các trang mạng của Lê Khả Sỹ hoạt động bình thường:
http://lekhasy.vnweblogs.com
http://holam.vnweblogs.com
http://lekhasy2010.blogspot.com  (giao diện màu xanh)
http://lekhasy2015.blogspot.com  mới lập thêm  (giao diện màu da cam)
Còn trang lekhasy316 giao diện đen đang trục trặc, chỉ truy cập xem, không đăng được bài mới. Kính mời quý bạn đọc ghé thăm, trao đổi.                                                                                                                   Lê Khả Sỹ. đt: 01656538236

------------------*-------------------

Hai chục hội viên
rút khỏi hội Nhà văn Việt Nam
THƯỜNG KHI RẤT BẤT NGỜ, TA ĐỌC MỘT CÂU HAY alt alt  
Các cây bút lão làng:
Nhà văn Nguyên Ngoc (trái), Nhà văn Nguyễn Quang Thân (giữa) Nhà thơ Nguyễn Duy (phải)

Đây là điều đáng buồn cho một tổ chức nghề nghiệp sáng tác, dịch thuật, nghiên cứu - lý luận - phê bình văn học.  Có thể nói, với sứ mệnh nhân dân giao phó là vun đắp cho nền văn học Việt Nam, nên các thế hệ cầm bút được xã hội yêu mến ; Nhà nước bao cấp cho Hội gần như “từ đầu đến chân” ; các vị lãnh đạo quan tâm chăm sóc nguồn lực này, coi như một yếu tố quan trọng trong hệ thống chính trị. Đang yên đang lành thì xẩy ra chuyện một số hội viên rút lui khỏi Hội. Dù chưa có văn bản chính thức gửi đến cơ quan Hội (như ông Chánh Văn phòng trả lời báo chí), nhưng nguồn dư luận xôn xao trên các trang mạng đã hơn tháng nay, không còn gì úp mở. Và, hàng ngũ lãnh đạo hội Nhà văn Việt Nam vẫn tỉnh bơ, coi như không có chuyện gì xảy ra. Đây cũng là điều không bình thường !
.
Việc vào hội ra hội, có thể nói như thế này: Thích thì xin vào, không thích nữa thì ra, chẳng có gì đáng bàn về sự ràng buộc, nhưng cái cần bàn ở đây là, tại sao lâu này không có tình trạng hội viên chán Hội, bây giờ mới xuất hiện ? Số hội viên rút lui không một lời từ biệt khi đã gần trọn đời cầm bút gắn bó với hội Nhà văn Việt Nam, đóng góp vào kho tàng văn học nước nhà những tác phẩm có giá trị. Trong số đó có những người như Nhà văn Nguyên Ngọc, Nhà thơ Nguyễn Duy, Nhà văn Nguyễn Quang Thân…chẳng những với nghiệp văn chương, mà cả từng sống chết với cuộc kháng chiến trường kỳ giữ nước, họ không còn “trẻ người non dạ” như ai đó nghĩ nhầm ! Có lẽ cũng chẳng phải hiện tượng “diễn biến hòa bình”, càng không đúng nếu coi họ là tìm đến với nguồn tài trợ nước ngoài cho mục đích tuyên truyền chống phá ! Nhà thơ Nguyễn Duy nói: Tôi rút khỏi hội Nhà văn VN để viết, tôi chẳng tham gia hội đoàn nào cả. Nhà văn Ngô Thị Kim Cúc cho biết, bà không có gì mâu thuẫn hay bất mãn với ban Chấp hành Hội, mà các hoạt động của Hội lâu nay không còn tạo sự hứng thú cho sáng tạo của hội viên…Phải chăng đây là lý do chung của hai chục hội viên ra khỏi Hội ? Không  hẳn chỉ có thế.
   Nhân đây, xin dẫn ý kiến của người chưa ra khỏi hội để các vị xem lại. Khi đề cập đến tổ chức nội vụ của Hội mà anh bạn tôi cho rằng, nó là một trong những nguyên nhân gây nên rắc rối suốt mấy năm qua, góp vào cái lý do làm cho hai chục hội viên “nhẹ nhàng chào Hội ra đi”. Đó là vấn đề giải thưởng “đánh bùn sang ao” ; Hội không biết sử dụng người có tâm có tài, chỉ thích dùng loại bắng nhắng vô tài nhưng giỏi nịnh làm tay chân. Từ sai vặt lên cốt cán, từ đọc mo-rat lên biên tập, chọn, duyệt thơ văn…giữ ghế hàng chục năm, khiến các quan lại cố vị tham quyền gọi bằng cụ (!) Quan trọng nữa là, tổ chức hội thảo tầm phào,” ưa  thì bốc thơm dù thối, không ưa thì chê thối dù thơm”…Người viết bài này không dám nghĩ hoàn toàn như thế về bản chất nhưng hiện tượng thì có (tập nói theo ní nuận). Ngay trong công việc chuẩn bị cho Đại hội IX hội Nhà văn VN cũng đã bộc lộ cách sắp xếp nhân sự theo ý lãnh đạo, khôn ngoan nhưng thiếu tế nhị. Cái điều mà giới cầm bút chân chính thấy khó chịu !  Nhưng thôi, “việc đã rồi”, chỉ mong “nồi không vỡ” !
.
"Đất lành chim đậu" và ngược lại. Lãnh đạo hội Nhà văn VN phải thấy trách nhiệm của mình trong việc hội viên bỏ hội, đừng tưởng đó là thiểu số không đáng kể. Nên chăng, Hội chủ động tổ chức gặp gỡ đôi bên, thẳng thắn đối thoại trên tinh thần xây dựng ; cầu thị và cảm thông là điều kiện tiên quyết đi đến hòa hoãn, công khai khắc phục những sự bất đồng là niềm tin dẫn tới kết quả cho đối thoại. Các vị "đứng mũi chịu sào" hội Nhà văn VN phải coi đây là hiện tượng manh nha "sân chơi rã đám" theo kiểu không thèm chơi nữa, là bắt đầu "những đợt sóng ngầm". Tổ chức Hội Nhà văn Việt Nam không thể để “quan trên ngắm xuống, người ta trông vào” phiền lòng bởi sự quan tâm dành cho Hội thành vô tích sự ; các anh các chi bỏ hội, không nên để mang tiếng “đỏ lửa hơ tay vào, nguội lửa rút tay ra”. 
   Sỹ tôi mạo muội viết bài này. hy vọng mọi sự sẽ trở về tốt đẹp !
,
25-5-2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét