Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Cảnh báo

Kính báo cùng bạn đọc

Hiện nay các trang mạng của Lê Khả Sỹ hoạt động bình thường:
http://lekhasy.vnweblogs.com
http://holam.vnweblogs.com
http://lekhasy2010.blogspot.com  (giao diện màu xanh)
http://lekhasy2015.blogspot.com  mới lập thêm  (giao diện màu da cam)
   Kính mời quý bạn đọc ghé thăm, trao đổi.                                                                                                      
                                                            Lê Khả Sỹ. đt: 01656538236-
                                                                    -----------------*-------------------

HẬU HỌA KHÔN LƯỜNG !
.
alt
Công viên Nghĩa trang An Viên Vĩnh hằng Đồng Nai
tổng vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng, xây dựng trên 300 ha đất
.
Con người khi chết rồi, phổ biến trên toàn cầu là xác chôn xuống đất ; về khái niệm thì coi phần “linh hồn” vẫn tồn tại trong vũ trụ, dù chưa ai thấy nó như thế nào. Trước đây ở một số nước, việc thiêu xác chỉ dành cho Vua Chúa và các bậc Vĩ nhân với nghi lễ long trọng, bây giờ thì hầu hết các nước có chủ trương vận động thiêu xác. Bởi con người không thể mất đi trên Trái Đất mà ngược lại, càng phát triển ; không có sự cân bằng giữa con số sinh ra với con số chết đi. Lục địa không thể “nở phình” ra mà “teo tóp” dần do sự xâm lấn của biển là cái chắc ; sự phát sinh đảo giữa biển không thể bù lại diện tích của lục địa bị biển xâm lấn và lụt lội xói lở. Như thế là tình trạng thiếu đất canh tác không thể nào tránh khỏi. Nó khác với việc bố trí nơi ở cho người sống, đất chật thì chiếm khoảng trời mà làm nhà nhiều tầng, người chết không thể chôn tầng trên đè lên tầng dưới, nhưng xem ra số người hưởng ứng chủ trương này chưa đáng kể, trong đó có Việt Nam.
.
Cái lợi và cái hại
.
- Nếu chôn, đã coi linh hồn tồn tại trong vũ trụ, người ta vẫn quan niệm xác của nhân thân đang nằm dưới mộ, nên xây phần trên mộ cái chỗ thờ cúng, tưởng  càng hoành tráng càng làm vui lòng người chết. Nhưng không biết cái chỗ ấy là nơi chứa uế tạp trần tục khó lường hết, khó nói hết ra đây, trái ngược với sự cao sang thanh khiết từ khái niệm “linh hồn” tồn tại trong vũ trụ, mà người ta thường gọi là miền Tây phương Cực lạc ! Chưa nói vạn vật đổi thay, biết đâu đến một lúc nào đó chẳng có ai thắp hương cho các Cụ ; với những bậc vĩ nhân, biết đâu hậu thế cần khảo cổ lại đào lên làm vật chứng nghiên cứu thì lăng tẩm chẳng còn mà xương có khi cũng bị nghiền nát (!) Hơn nữa, đã là cõi âm thì trang nghiêm yên tĩnh, làm sao lại có chuyện cho âm dương lẫn lộn giữa cảnh công viên bán mua, ăn chơi, hát hò, hôn hít sờ mò... láo nháo ?
- Nếu thiêu xác, vừa bảo đảm vệ sinh môi trường, vừa giữ được sự thanh khiết cao sang của “linh hồn” tồn tại trong vũ trụ. Có người được con cháu thực hiện di chúc, sau khi thiêu, lấy ít tro cốt rải trên một vùng mà người đó lúc sinh thời đã gắn bó, yêu thương, cống hiến. Rất có ý nghĩa nhân văn. Mặt khác, dành được diện tích cho nông nghiệp !
.
Biết nhưng mặc cho “nước chảy bè trôi” hoặc chủ trương vụ lợi
.
Cái lý hiển nhiên như thê, ai cũng biết nhưng chẳng ai nói và các vua quan chăm dân trị nước cũng làm ngơ cho tình trạng bán đất xây dựng các nghĩa trang vĩnh cửu ngày càng phát triển chóng mặt với quy mô rộng lớn ! Bình quân mỗi nghĩa trang chiếm diện tích khoảng 350 ha đất, hiện nay trên toàn quốc đã gần một trăm nghĩa trang quy mô như thế đã, đang xây dựng, dự án đã được phê duyệt và môi giới “lót ổ” đã xong. Đây là phương thức mua đứt bán đoạn, khác với cho thuê đất. Vì không thể như cho nước ngoài thuê 50 năm, bảy mươi năm, 90 năm rồi thu hồi. Mồ mả đã xây là vĩnh viễn, không khế ước nào quy định sau bao nhiêu năm thì phải đào mồ lên chuyển ra khỏi nghĩa trang để trả lại đất cho Nhà nước ! Cứ đà này tiến tới theo thời gian, sẽ phát triển thêm bao nhiêu công viên nghĩa trang vĩnh hằng như thế nữa, đố ai đoán trước ! Cái đập vào mắt mọi người là đất canh tác teo tóp dần, nỗi lo đổ dồn lên đầu người nông dân ngắn cổ chẳng dám kêu Trời ! Còn những người có chức có quyền thì chắc là cùng chung suy nghĩ: một nhiệm kỳ 5 năm, phải tranh thủ ký, hậu họa xảy ra thì dân chịu, ngăn cấm tình trạng bán đất xây công viên vĩnh hằng chẳng khác chi tự đậy vung vào mồm (?) Ai thắc mắc: lãnh đạo ngậm miệng ăn tiền thì thanh minh: nói sợ đụng đến "thế giới tâm linh" là qua chuyện.
.
Chiêu bài tinh vi khôn khéo
.
Các đại gia bất động sản vin vào cái cớ phục vụ “đời sống tâm linh”, nhưng thực chất là kinh doanh cao tay hơn các đại gia bất động sản khác. Mua đất giá rẻ, bán phần đất xây mộ giá cao, giá cao ngất ngưởng hơn nữa là xây thành mộ, thoải mái ra giá, không cơ quan nào can thiệp, mà có can thiệp thì đấm mõm là xong. Để “đỡ đòn dư luận” cho các chủ bán đất, cái tên nghĩa trang cũng gán thêm 2 từ “công viên” đứng trước và họ xây bia mộ hoặc bàn thờ Võ Nguyên Giáp, đắp tượng Hồ Chí Minh, xây nhà bia các anh hùng liệt sĩ…họ chẳng thiệt chút nào, theo cách “gạo trong thùng bốc ra nắp”, “lấy xôi làng đãi hàng tổng”, “lấy nước chó chấm thịt chó” công khai, cái mưu mẹo gian manh hóa thành hảo tâm nghĩa cử (!)
.
Là nông dân, chẳng ai không lo khi nhìn những đơn cử loại hình với diện tích đất bị bán cho xây dựng nghĩa trang vĩnh hằng dưới đây:
Những loại hình đơn cử
.
alt
Nghĩa trang Thiên Đức, Phú Thọ (ảnh trên và dưới)
alt
.
alt
Nghĩa trang vĩnh hằng ở Hà Nội
.
alt
Ngôi mộ đại gia giá hàng chục tỷ VNĐ
.
alt
Đủ mọi kiểu cách hoành tráng
.
Với kinh phí hàng trăm nghìn tỷ VNĐ, ai cũng tính được 15% hoa hồng là bao nhiêu cho bọn quan tham ký duyệt chia nhau bỏ túi. Còn cách độc quyền quản lý này thì chẳng mấy chốc dải đất hình chữ dành riêng cho nghĩa trang vĩnh hằng của các đại gia ngự tọa ! Hậu họa để lại cho nhiều đời sau là cái chắc và cũng từ đây, xin đừng ba hoa luận điệu “vì người nghèo” bởi chẳng bao giờ người nghèo có đủ tiền để mua được phần mộ ở những cái nghĩa trang này !
.
09-8-2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét