Tiều phu nói chuyện “trồng
rừng”
Cái
đầu đề bài viết này nó khôi hài giống như Sỹ tôi luận bàn chuyện sau đây về
chuyển biến đột ngột của chế độ Cộng hòa Phillippines (!) Bởi một anh nhà quê
chẳng biết gì về Tư bản luận, Kinh tế chính trị học, mẹo mực của vua quan điều
hành thể chế, trị nước coi dân, lại dám ti toe bàn chuyện chính trị xã hội !
Nhưng nghĩ lại, “đi theo ma thì mặc áo giấy”, thời nay khối đứa học vấn được
khoảng một thìa, trình độ lý luận được chừng nửa vẹm cũng lên diễn đàn thao
thao bất tuyệt, lại có đứa sắp đi diễn thuyết về luận điểm manh nha cát cứ một
thời của giáo sư loại giỏi, thì mất gì ta không nói ào ào cho vui. Đó là chuyện
“quay đầu” của Tổng thống Phillippines Rodrigo Duterte .
Việc
ông Rodrigo Duterte “xoay trục” ngoại
giao từ Mỹ sang Trung Quốc, có người cho là dại, có người khen khôn, có báo
đăng dư luận nói ông Tổng thống này hơi chập chập…nhưng học tập được cái “chập
chập” của ông ta cũng khó đấy ! Thử phân tích xem ông ta khôn hay dại:
Về ấn tượng, sự đột ngột quay lại đối đầu với Mỹ sau 55 năm keo sơn
gắn bó là ấn tượng khó quên đối với dân chúng trong nước và thế giới, dù kết
quả ra sao thì cũng được tiếng “chơi kiểu lạ”, để cho ngời ta nhớ mãi, mà như
dân gian VN có câu “một cái… lạ bằng cả xã cái… quen” (!)
Về chính trị, kinh tế, đất nước Phillippines là một quần đảo với diện tích
khoảng 300.000 km2, bằng 1/32 diện tích TQ ; dân số khoảng 106 triệu người, gần
bằng 1/14 dân số TQ ; khoa học kỹ thuật tuy bằng và nhỉnh hơn một số nước Đông
nam Á nhưng so với TQ thì còn lâu mới theo kịp ; Kinh tế TQ cũng tăng trưởng vững
chắc hơn Phillippines và trên đà tăng trưởng đầy hy vọng theo kịp Mỹ ; còn vị
thế thì TQ hiện không thua kém Mỹ là mấy và tương lai không xa sẽ bằng là cái
chắc ! Do đó, ông Rodrigo Duterte nhận
ra rằng, tại thời điểm này, chọn một trong hai nước lớn để chơi là cần thiết ! Ngoài tác dụng trước mắt, lấy cái sự
“lạ” đối đầu với Mỹ để thu hút dư luận, làm loãng đi nỗi bức xúc của mọi người
về chủ trương của ông tiêu diệt những ai dính tội ma túy, thì cái lợi lớn là mở
đường hữu hảo với TQ sẽ được dễ hơn và được ưu tiên hơn cho ông mở ra kỷ nguyên
bài Mỹ thân Tàu. Điều sẽ không khiến
ông sai lầm là, dù Mỹ đang ở thế mạnh hơn TQ (gọi là thế của nước), TQ đang ở
thế yếu hơn Mỹ (gọi là thế của lửa), nhưng lửa gần nước xa ! Hơn nữa, với một
nước nhỏ như Phillippines thì khả năng bao dung mọi thứ cần thiết cho cái quần đảo quanh năm hứng chịu
bão lụt này, đối với TQ quá dễ, coi như “suất ăn thêm” của gần 1,4 tỷ dân. Mở
rộng ra như cung cấp vũ khí, quân dụng và khi cần thì cả quân lực như họ đã
từng vượt sông Áp lục kháng Mỹ viện Triều, cũng lợi thế hơn Mỹ, sẵn sàng ngay !
Đó là những điều kiện đủ đáp ứng cho Phillippines, khỏi do dự khi ông Tổng
thống Rodrigo Duterte hạ quyết tâm
theo Tàu !
Còn về
phía TQ, giao hảo được với Phillippines là làm bẽ mặt Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về
phương diện ngoại giao, coi đây là thêm một thắng lợi lớn cho chính quyền Tập
Cận Bình. Về địa chiến lược, TQ đã thâu tóm quần đảo Hoàng Sa, chiếm một phần
trong quần đảo Trường Sa, nay lại có thêm quần đảo Phillippines thì biển Đông
chẳng khác chi ao nhà của họ. Đường hàng hải quốc tế sẽ phải phụ thuộc vào TQ
nếu không nói TQ toàn quyền chi phối. Hai bên đã gặp nhau ở một điểm hai ta cùng có lợi, tất phải mát mái
xuôi chèo ! Đây là khó khăn bất lợi khiến cho Mỹ đau đầu và một số nước Đông
nam Á đang tranh chấp biển đảo với TQ cũng lao đao lảo đảo !
Có thể thêm cục diên thay đổi nữa là, trong
tình thế TQ xây dựng được cái tiền đồn ở yết hầu khổng lồ trên biển Đông này,
buộc Nga phải nghĩ đến hậu họa và có lẽ Nga phải đứng ra gom nhóm thêm quốc gia
thành lập khối liên minh, không khéo bác Pu lôi kéo cả chú Un vào nữa thì Mỹ và
NATO khó đứng khó ngồi ! Thì ra, cái chú Rodrigo
Dutert này “khoắng một đũa” mà làm cho trật tự thế giới có thể bước vào
tiến trình thay đổi. “Giỏi” đấy chứ !
Tuy
nhiên, tân quan tân chính sách như
người xưa đã nhìn thấy, có thể qua một nhiệm kỳ, khi ông Rodrigo Duterte không còn làm Tổng thống sẽ khác đi, nhưng khó lắm.
Bởi các bác Trung Hoa đã vào đâu là “lâu ngày dày kén” ở đó. Chỉ cần nhiệm kỳ
của Tổng thống Rodrigo Dutert 5 năm thì chiến lược của các nhà hoạch định TQ đã
hoàn tất cho chương trình nửa thế kỷ, dù họ không hay khoác lác hão như ta “tầm
nhìn đến năm 30, 50…” (!)
Chắc
chắn sự việc sẽ diễn ra như vậy. Cứ chờ hạ hồi phân giải xem ai thắng ai thua,
ai khôn ai dại.
23-10-2016
Nhà
quê Lê Khả Sỹ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét