Chưa có ai đáng được dân thờ !
Mới đọc cái đầu đề, chắc không ít người quy chụp tội tác giả bài
này láo, khinh thường các bậc Tiền nhân kể cả những vị được phong Thần phong
Thánh. Nhưng xin cứ bình tĩnh để cho Sỹ tôi nói những điều cần nói mà rất ít
người nói đến. Là lớp hậu thế, tôi chỉ biết những gì sử sách chép lại để bình
luận. Tất nhiên, sử liệu chính xác đến mức độ nào thì người viết sử và nơi công
bố chịu trách nhiệm !
Trước hết phải khách quan thừa
nhận tất cả các triều đại, phần lớn đều có công đánh ngoại xâm, giữ nước. Nhưng
mặt khác, tất cả các triều đại sau khi đánh thắng giặc ngoại xâm là vào cuộc
tranh giành ngôi vị, đặt quyền lợi của mình cùng thân nhân và bè cánh trên
quyền lợi quốc gia ; chưa làm tốt việc chăm
dân, chưa làm gương cho dân sống theo lẽ đời cả những lúc dân giàu nước
mạnh ! Khẳng định như thế bởi tôi ý thức chăm
dân không chỉ làm cho dân giàu về vật chất, mà phải phong phú cả cuộc sống
tinh thần về văn hóa xã hội, quyền sống tự chủ và đạo lý làm người, chứ không
thể quan niệm no đủ khỏe mạnh đơn thuần theo hai từ bầy đàn như động vật hoang dã !
Qua mấy nghìn năm lập quốc, không
thể kể hết chuyện, càng không dám đụng chạm đến đương đại như các nhà viết sử
xưa nay không dám, chỉ xin nêu một số dẫn dụ trong lĩnh vực đạo lý, nhân tình
thế thái:
Tình trạng nội triều sát hại nhau
(nơi nhiều nơi ít) như: Đinh, Tiền Lê, Trần-Hồ, Hậu Lê, Lý - Trần, Lê - Trịnh ;
tình trạng cốt nhục tương tàn, nồi da nấu thịt như: Trần-Hồ, Trịnh Nguyễn… Loạn
luân thì rải rác các triều đại đều có, nhưng đặc biệt nghiêm trọng, đáng lên án
là triều Trần dù không thể phủ nhận công lao to lớn của triều đại này về đánh
giặc giữ nước, yên dân trong suốt 175 năm tồn tại !
Bất cứ thời đại nào, Triều đình
là nơi muôn dân gửi gắm lòng tin, dân chắc mẫm là những gương mặt thật về đạo đức,
lương tâm, tư cách chuẩn mực và tiếp sau là tài ba thao lược xuất chúng, là tấm
gương sáng đáng để bàn dân thiên hạ noi theo. Nhưng nếu ngược lại thì chẳng
những không thể chấp nhận, mà còn phải tiêu trừ để bảo tồn quốc thể ! Một triều
đại mà đầy rẫy thực trạng cường quyền, đàn áp, giết hại lẫn nhau, tham nhũng, loạn luân, vô liêm sĩ thì còn
gì để nhìn mặt dân, nói chi đến tạc tượng lập đền thờ, xin đức xin ân, xin ấn
quyết ?!
Chen lấn dẫm đạp nhau để mua ấn ở đền Trần (Nam Định)
Dù người viết sử đương thời non
gan phải tránh né hoặc “ăn theo nói leo” chỉ tô son trát phấn, không dám viết
sự thật về những xấu xa quái đản nơi thâm cung bí sử thì đời sau vẫn lần mò
khui ra hết. Thà cứ lơ mơ vẽ chuyện, công bố là truyền thuyết, dẫu dại dột dùng cái phi lý để tự chế giễu mình như
“trăm trứng nở trăm con” (loài muông thú), cũng chẳng ai rỗi hơi thắc mắc luận
bàn, nhưng đã gán vào người thật thì chuyện phải thật, không thật là bố láo, ông láo cụ láo…láo cả bầy (!) Và, đã láo
thì chẳng đáng để dân thờ phụng ! Hơn thế nữa, nếu dân noi gương Triều đình thì có mà súc vật hóa !
Mông Bảy Tết con dậu
Lê Khả Sỹ
--------Mời đọc bài
dưới, một trong hàng chục bài công bố trên mạng--------
Kiến thức net VN (copy lúc 16h,25 ngày 01-02-17
Những
vụ loạn luân chấn động trong cung đình Việt Nam (4)
Cập
nhật lúc: 20:03 30/10/2012
Loạn luân là tội lỗi không thể dung thứ. Nhưng vì các nguyên nhân
khác nhau mà không ít vụ loạn luân đã xảy ra trong cung đình Việt Nam .
- Theo
quan niệm đạo đức của người Việt, loạn luân là một tội lỗi không thể được dung
thứ. Tuy vậy, vì các nguyên nhân khác nhau mà không ít vụ loạn luân đã từng xảy
ra trong cung đình Việt Nam .
Từ loạn luân đến loạn nước
Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát
(1714-1765) - vị chúa Nguyễn thứ 8 trong lịch sử bị coi là người đã đẩy sự
nghiệp của các chúa Nguyễn vào tình trạng rối ren vì loạn luân với một người
trong họ.
Vốn có công lớn trong công cuộc Nam
tiến và xây dựng thành Phú Xuân (Huế ngày nay), nhưng về cuối đời, Võ Vương bắt
đầu say mê tửu sắc. Đây là cơ hội để Trương Phúc Loan, người cậu ruột đầy mưu
mô tìm cách thao túng chúa. Để thực hiện ý đồ, Loan đã đẩy cháu mình vào mối
tình loạn luân với người cô em con chú là Công nữ Ngọc Cầu.
Ngọc Cầu vốn là một người con gái có nhân sắc trời phú. Nắm được bản tính hiếu sắc của Võ Vương, Trương Phúc Loan đã tạo điều kiện cho Ngọc Cầu thường xuyên ra vào trong Vương phủ và gần gũi với chúa.
Sau nhiều lần ái ân vụng trộm, Ngọc Cầu đã mang thai với người anh họ và sinh ra một công tử, được đặt tên là Nguyễn Phúc Thuần. Điều này khiến bà trở thành một cung phi được sủng ái bậc nhất của Võ Vương. Tận dụng địa vị của mình, Ngọc Cầu đã nhờ chúa giúp anh em của mình được hưởng quyền cao, lộc bổng hậu hĩ.
Tuy nhiên, do mặc cảm loạn luân nên Võ Vương đã không lập Nguyễn Phúc Thuần làm
người kế vị. Theo chọn lựa của Vương phủ, đệ nhị công tử Nguyễn Phúc Luân,
đương kim kế tử sẽ lên kế ngôi vương. Thấy mưu đồ giành quyền lực không thành,
Ngọc Cầu lo lắng bàn với Trương Phúc Loan tìm cách đối phó.
Cơ hội đã đến khi Võ Vương qua đời. Ngọc Cầu và Trương Phúc Loan đã cho 100 võ
sĩ vào Vương phủ giết tất cả những người ủng hộ Nguyễn Phúc Luân. Bản thân kế
tử Nguyễn Phúc Luân bị tống ngục, nhường chỗ cho Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi
vương lúc mới 12 tuổi.
Từ đây, chính quyền của các chúa Nguyễn rối loạn và từng bước sụp đổ.
Nghi án vợ con hoàng tử Cảnh loạn luân với nhau
Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh là con trưởng của vua Gia Long, sinh năm Canh Tý
(1780) ở Gia Định. Ông kết duyên với Tống Thị Quyên, sinh được 2 con trai là Mỹ
Đường và Mỹ Thùy. Năm 1801, hoàng tử Cảnh bị bệnh đậu mùa, hưởng dương 21 tuổi.
Sau khi ông mất, người được vua Gia Long chọn nối ngôi không phải Mỹ Đường mà
là hoàng tử Đảm – em trai của hoàng tử Cảnh, vì hoàng tử Đảm có tư tưởng gần
gũi hơn. Năm 1820, Gia Long băng hà, hoàng tử Đảm lên ngôi, lấy niên hiệu là
Minh Mạng.
Đến năm 1824, có người bí mật tố cáo với Minh Mạng rằng Mỹ Đường thông dâm với
mẹ là Tống Thị Quyên. Vua đã rất giận dữ, lệnh cho lính áp giải Hoàng thái phi
Tống Thị Quyên đi biệt giam. Bà không được biện minh mà phải thừa nhận tội lỗi
của mình, rồi sau đó bị xử tội chết bằng cách dìm nước.
Mỹ Đường không bị kết án tử vì tội thông dâm với mẹ đẻ, nhưng bị gạch tên trong
sổ hoàng tộc và giáng làm thứ dân.
Quanh vụ án này đã có rất nhiều giả thuyết khác nhau. Có ý kiến cho rằng đây là
âm mưu nhằm loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Mỹ Đường trong hoàng tộc.
Vào thời đó, có 2 tội không thể tha thứ là bất trung và thất đức. Bất trung thì
Mỹ Đường không có biểu hiện gì, nên muốn loại bỏ cháu đích tôn của Gia Long thì
chỉ còn cách khép vào tột thất đức, nghĩa là thông dâm với mẹ.
Dù vậy, những tình tiết thực sự phía sau vụ án hoàng tộc này có lẽ mãi mãi vẫn
là một ẩn số lịch sử của triều Nguyễn.
Nhà Trần: Loạn luân là chuyện thường
Nhà Trần được coi là một triều đại hưng thịnh hàng đầu của giai đoạn đại phong kiến Việt
Sở dĩ có hiện tượng loạn luân này là vì từ lịch sử lập quốc nhà Trần đã có quy định, để tránh ngôi vua truyền ra ngoài, chỉ có người trong tộc mới được lấy nhau. Đây chính là một kinh nghiệm lịch sử của nhà Trần từ việc Trần Thủ Độ ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, giành vương quyền từ nhà Lý.
Theo thống kê, trong 175 năm tồn tại, nhà Trần đã diễn ra khoảng 35 cuộc hôn nhân nội tộc, trong đó có trường hợp vua Trần Anh Tông.
Trần Anh Tông vốn là con trưởng của Thượng hoàng Trần Nhân Tông và Khâm từ Bảo Thánh Hoàng Thái hậu, là cháu nội của Trần Thánh Tông, cháu ngoại của Trần Hưng Đạo, chắt nội của Trần Thái Tông. Nhà vua lại lấy Thuận Thánh, con gái Trần Quốc Tảng, là cháu nội của Trần Hưng Đạo, chắt Trần Liễu. Như vậy, quan hệ vợ chồng này là cháu cô cháu cậu hay chắt chú chắt bác lấy nhau.
Một trường hợp hôn nhân loạn luân khác thuộc về danh tướng Trần Hưng Đạo. Ông là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú. Vợ ông là công chúa Thiên Thành, em gái ruột của vua Trần Thái Tông.
Theo thống kê, trong 175 năm tồn tại, nhà Trần đã diễn ra khoảng 35
cuộc hôn nhân nội tộc, trong đó có trường hợp vua Trần Anh Tông.
Trần Anh Tông vốn là con trưởng của Thượng hoàng Trần Nhân Tông và Khâm từ Bảo Thánh Hoàng Thái hậu, là cháu nội của Trần Thánh Tông, cháu ngoại của Trần Hưng Đạo, chắt nội của Trần Thái Tông. Nhà vua lại lấy Thuận Thánh, con gái Trần Quốc Tảng, là cháu nội của Trần Hưng Đạo, chắt Trần Liễu. Như vậy, quan hệ vợ chồng này là cháu cô cháu cậu hay chắt chú chắt bác lấy nhau.
Một trường hợp hôn nhân loạn luân khác thuộc về danh tướng Trần Hưng Đạo. Ông là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú. Vợ ông là công chúa Thiên Thành, em gái ruột của vua Trần Thái Tông.
…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét