Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

SO VỚI BÁO GIẤY "LỀ PHẢI"
BÁO MẠNG XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN 
ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ
VƯỢT TRỘI HÀNG TRIỆU LẦN !

Nêu vài dẫn dụ:
Trước đây do sức ép của báo chí, ngành Đường sắt phải mua một số tờ báo để phát cho các đơn vị cơ sở. Số tiền chi phí này mỗi năm lên đến hàng chục triệu đồng. Số báo phát cho các đoàn tàu thì nhân viên nhà tàu "tặng" khách để họ dùng khi cần cho trẻ nhỏ, ở ga và các đơn vị khác thì người ta trữ lại bán cho các bà mua giấy vụn, chứ chẳng ai đọc vì đã có các báo mạng xã hội đưa tin nhanh hơn và thật hơn. Nay thì các báo "hào phóng" cho không để nhờ nhà ga nhà tàu phát cho khách với mục đích quảng cáo như các nhân viên tiếp thị phát quảng cáo ở các bến xe bến tàu và dọc đường khi phương tiện dừng chờ đèn xanh.

Nhìn ra thế giới thì không ít trường hợp đã chứng minh tác động ghê gớm của báo mạng như bài dưới đây. Cơ triệu này, có thể không lâu nữa, báo giấy "lề phải" đến ngày cáo chung. Chỉ thương cho người ta không đủ sức dẹp "báo lề trái", mà như người ta đã hằn học gọi báo mạng xã hội là "rác rưởi" và hùng hồn tuyên bố với phóng viên nước ngoài: chúng tôi quyết dẹp đến cùng (!)

06-8-2018
Lê Khả Sỹ

-----------------------------

  • Thứ năm, 02/11/2017, 17:04 (GMT+7)

(Thời sự) - Quy mô tuyên truyền Nga tác động đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 vượt rất xa các ước tính trước đó. Một báo cáo của Facebook được chuyển đến Quốc Hội Mỹ hôm 30/10/2017, khẳng định điều này.

Các Thượng nghị sĩ Richard Burr (P) và Mark Warner thông báo tiến trình điều tra vụ Nga can dự vào bầu cử tổng thống Mỹ 2016, tại Thượng Viện ở Washington ngày 04/10/ 2017.

Theo Reuters, báo cáo của Facebook cho hay khoảng 126 triệu công dân Mỹ đã đọc gần 80.000 thông điệp chính trị, do cơ quan tuyên truyền của Matxcơva tung ra, trong khoảng thời gian từ giữa tháng 6/2015 đến tháng 8/2016.
Như vậy, ước tính gần một nửa cử tri Mỹ bị các thông điệp của Nga ảnh hưởng, cao gấp 10 lần số người dự tính bị tác động, theo ước tính trước đó của tập đoàn tin học này hồi đầu tháng 10.
Hãng tin AFP cho biết hôm nay, 31/10, và ngày mai, 01/11, đại diện của các tập đoàn Facebook, Twitter và Google sẽ điều trần trước nhiều ủy ban Quốc Hội Mỹ, về nghi án Nga sử dụng các mạng xã hội để can thiệp vào bầu cử tổng thống, dẫn đến chiến thắng của ông Donald Trump.
Theo Facebook, hoạt động tuyên truyền nói trên được một cơ quan của Nga, mang tên Internet Research Agency tài trợ. Thủ đoạn của cơ sở này là sử dụng các tài khoản giả để phát tán thông tin.
Tình báo Mỹ cho hay Matxcơva đã trả tiền cho nhiều công ty, trong đó có Internet Research Agency, để tung ra các thông điệp hạ thấp uy tín của nữ ứng cử viên tổng thống đảng Dân Chủ, cựu ngoại trưởng Hillary Clinton.
Trên trang blog chính thức, tập đoàn Google hôm qua cũng lần đầu tiên thừa nhận đã tìm thấy những nội dung tuyên truyền Nga trên mạng này, có liên quan đến công ty Internet Research Agency. Google đã đình chỉ 18 địa chỉ trên Youtube, truyền đi khoảng 1.100 video bằng tiếng Anh, có nội dung chính trị, ảnh hưởng đến cuộc tranh cử tổng thống Mỹ.
Mạng Twitter cũng không nằm ngoài mục tiêu tác động của Nga. Theo tập đoàn này, khoảng 36.746 tài khoản (chiếm khoảng 0,01% tổng số tài khoản Twitter) có thể bị Nga chi phối. Các tài khoản này dồn dập tung ra các tuyên truyền, vào thời điểm 3 tháng trước cuộc bỏ phiếu.
Cuộc điều tra về nghi án Nga can thiệp, do công tố viên đặc biệt Robert Mueller phụ trách, bước sang một khúc quanh mới. Lần đầu tiên, ba nhân vật chủ chốt trong nhóm vận động tranh cử của ứng cử viên Donald Trump, trong đó có giám đốc chương trình Paul Manafort, bị buộc tội.
Matxcơva nhiều lần bác bỏ các cáo buộc can thiệp.
(Theo RFI)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét