TRẢ LỜI BẠN ĐỌC
.
Năm 2015, một bạn ở ĐS phía nam ; năm 2016, hai bạn ở ĐS phía
bắc và gần đây một bác Lãnh đạo Liên hiệp ĐSVN đã nghỉ hưu nêu câu hỏi giống
nhau (nên đăng lên đây câu hỏi sau cùng):
Bác LKS có hiểu tại sao
người đứng đầu Công ty Vận tải khách ĐS Hà Nội và Công ty Vận tải khách ĐS Sài
Gòn có chức danh là Tổng Giám đốc ? Dưới Công ty Vận tải khách là xí nghiệp, là
chi nhánh và trạm, thì người đứng đầu một Công ty là Giám đốc, chứ có nhiều
công ty trực thuộc đâu mà gọi Tổng Giám đốc ? Chẳng nhẽ Tổng Giám đốc Tổng Công
ty ĐSVN cũng ngang hàng với họ ?
-------------------------------------------
Thưa ba bác
Cũng như các bác, Sỹ tôi chẳng hiểu đầu cua tai nheo nó ra làm sao, tốt nhất là
các bác hỏi những người sinh ra hai Công ty kia, bởi sinh ra đơn vị thì có
quyền sinh ra và đặt tên cho người đứng đầu đơn vị. Còn tôi, thấy chẳng ảnh
hưởng gì đến hòa bình thế giới, ở đời càng nhiều càng tốt, như giàu của, giàu
người (chỉ trừ kiến, mối, mọt) (!) Ở ta giàu chủ tịch có rồi: cấp xã phường có
những 8 Chủ tịch: Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Chủ tịch MTTQVN, Chủ tịch hội
Phụ nữ, Chủ tịch hội khuyến học, Chủ tịch hội CCB, Chủ tịch hội Nông dân, Chủ
tịch hội Chữ thập đỏ. Từ cấp huyện trở lên, số Chủ tịch cũng như rứa và hơn.
Nhiều đến nỗi người ta sợ nhầm lẫn giống nhau như cá mè một lứa, nên phải gọi
Chủ tịch nước để phân biệt.
Cá mè một lứa
Có thể đây là sáng kiến, mai kia các nước học tập
ta, gọi là Vua nước, Tổng thống nước, Vua xã, Tổng thống xã, Vua phường, Tổng
thống phường...Do đó, Tổng Giám đốc Tổng công ty, Tổng Giám đốc Tập đoàn, người
ta cũng nghĩ nó giống như Tổng Giám đốc đơn vị trực thuộc Tổng Cty, trực thuộc
Tập đoàn và có thể tiến tới người ta gọi là Tổng Giám đốc xí nghiệp, Tổng Giám
đốc chi nhánh, Tổng Giám đốc trạm kinh doanh, Tổng Giám đốc cung đường, Tổng
Giám đốc trạm gác chắn, Tổng Giám đốc tổ cung ứng ăn uống trên tàu...chẳng sao
(!)
Theo Sỹ em, cái gì không cản trở đến bước tiến của xã hội thì
chẳng quan tâm làm gì cho mệt. Nhiều cái chức nghe càng to thì càng chứng tỏ xứ
ta có nhiều người đủ sức gánh vác công việc quốc gia, phải không các bác ? Kính
chúc các bác khỏe vui, hạnh phúc !
13-8-2018
Lê Khả Sỹ
----------------------------------------
GỬI
Lê Khả Sỹ
----------------------------------------
GỬI
Dở hơi
“Boeing mặt
đất”
Bốc + Khôi hài = sai lầm nghiêm trọng
!
Sản phẩm ra lò đúng một năm, lại vào
lò…
Xin phép Cụ Nguyễn Du, cải biên hai câu trong
Truyện Kiều:
Chén vui nhớ bữa hôm
nay
Chén buồn xin đợi ngày này
năm sau (!)
Tàu cao cấp có khách đâu
Thôi thì đón gió theo tàu cho vui…
Ít nhều miễn có mặt người
Để cho thiên hạ khỏi cười vô
duyên
Tàu cao cấp có căng-tin
Khách mua không có, khách nhìn cũng
khộng
Để Thủ trưởng khỏi động lòng
Em đành hở cái hàm răng nhoẻn cười
(!)
Tháng 5-2015, Tổng Cty ĐSVN cho chạy
tàu “Boeing mặt đất”, cái tên của đoàn tàu 6 toa cao cấp chạy trên tuyến Gia
Lâm – Đồng Đăng được vài báo nịnh thối phong cho cái danh hiệu khôi hài như vậy
và tung lên mạng hàng loạt ảnh còn sống lâu hơn đoàn tàu “Boeing mặt
đất”, cái dụng cụ dùng để đánh bóng mạ kền danh dự cho lãnh đạo (!)
Ngay từ khi đoàn tàu được cắt băng
khánh thành, Sỹ tôi đã có bài bình luận việc cho chạy “boeing mặt đất”
thay thế hai đoàn tàu chợ ĐĐ1/2 và ĐĐ3/4 trên tuyến Hà Nội – Đồng Đăng là sai
lầm ! Vì khách đi tàu trên tuyến này phần nhiều là chở hàng hóa về
xuôi, lên xuống nhiều ga dọc đường, đây là nguồn hàng nuôi sống các đoàn tàu
chợ từ nhiều năm qua, còn 6 toa tàu cao cấp thì khách sang trọng lên tàu không
có mấy, chỉ đỗ vài ba ga, không nhận chở hàng hóa. Hơn nữa, đồng thời Bộ
trưởng Đinh La Thăng cho nâng cấp quốc lộ 1A cũ song song đường sắt thì làm gì
còn thị phần cho tàu cao cấp dở hơi ?
Bây giờ “chuyện đã rồi, nồi đã vỡ”,
nói ra chẳng giải quyết được gì khi các người “đứng mũi chịu sào” đã và đang
lục tục chuẩn bị sẵn sàng khăn gói quả mướp ra đi, nhưng di sản tai tiếng để
lại cho ngành ĐS VN thì còn đó. Không riêng tàu “Boeing mặt đất”, mà cả ke ga
Hà Nội, ke ga Sài Gòn cải tạo tốn kém dù họ thừa biết không đồng bộ với hệ
thống ke ga trên tuyến, chỉ được ga hai đầu giúp khách lên xuống tiện lợi, còn
các ga dọc đường thì ông già bà lão vẫn cong đít mà bước lên tàu ; hoặc dự
án duy ý chí cải tạo cơ sở vật chất để đón tiễn khách như các sân bay,
còn dở dang vô vọng ; thêm nữa là hàng loạt hố xí trên tàu (thế hệ thứ
ba, Nhật dỏm lai gia công Việt thật), hôi thối
đuổi khách đi, nay phải tháo ra ! Nói theo cách tự an ủi thì tình trạng thiệt
hại chưa bằng lớp lãnh đạo tiền nhiệm thời cải tổ đã phá phách vơ vét, nhưng
điều đáng lo ngại là vấn đề tổ chức nhân sự xuất phát từ việc xáo trộn mô hình
tổ chức kinh doanh !
Sự đảo lộn
lung tung diễn ra quyết liệt, chủ yếu nhằm vào hệ vận tải, mà nhất là khối kinh
doanh ĐS. Chẳng hạn, anh A cũng Bí thư chi bộ, hoặc cũng đảng viên, cũng kỹ sư,
cũng thuộc loại cốt cán như anh B (có trường hợp anh A hơn hẳn anh B về mọi
mặt), nhưng đùng một cái, anh B là cấp trên lãnh đạo anh A, hưởng “mồi” thơm
hơn. Người bị lép vế một cách vô lý không dám hé răng vì miếng cơm manh áo ràng
buộc vào cái ngành nghề không thể chuyển đi nơi khác kiếm ăn được. Sự chịu đựng
ấy như cái ung nhọt âm ỉ lớn dần và tất nhiên có ngày vỡ mủ ! Xáo trộn tạo nên
cơ hội “đục nước béo cò”. Muốn được giữ vị trí hoặc thăng tiến thì phải nhờ
“ông Đô” chỉ lối đến “thằng Cò” giúp, nhưng không dễ. Có phản ánh cho biết một
cái chức từ anh Trạm trưởng…loanh quanh quay đi quay lại rồi được đề bạt vượt 2
bậc đã phải bỏ ra 5 nghìn “cụ Đô”. Tuy nhiên, tôi chưa có điều kiện kiểm
chứng và cũng không cần thiết vì thời buổi này chuyện đó là “bình thường” và
cũng khó mà đạt mục đích ngăn chặn.
Hy vọng, ngành ĐS sắp có Thủ lĩnh
mới, có cách nhìn mới và cách làm tế nhị để chọn lọc bộ máy lãnh đạo thực sự vì
ĐS VN ; hãy công tâm sàng lọc, giảm đến mức tối thiểu lớp người thuộc dòng 5C*
kém năng lực, thậm chí không có nghề đường sắt và các bác “sáng cắp ô đi tối
cắp về” thì may ra mới tìm được lối thoát đúng đắn. Chứ như bây giờ, cứ tự do
“bốc” để được cấp trên chú ý, thìbốc + khôi hài = sai lầm nghiêm trọng và
nói một cách văn vẻ làđoàn tàu chưa biết về đâu ?!
Hà Nội, 06-11-2016
Lê Khả Sỹ
-----------------
* con cháu các cụ cả
“Boeing mặt
đất”
Bốc + Khôi hài = sai lầm nghiêm trọng
!
Sản phẩm ra lò đúng một năm, lại vào
lò…
Xin phép Cụ Nguyễn Du, cải biên hai câu trong
Truyện Kiều:
Chén vui nhớ bữa hôm
nay
Chén buồn xin đợi ngày này
năm sau (!)
Tàu cao cấp có khách đâu
Thôi thì đón gió theo tàu cho vui…
Ít nhều miễn có mặt người
Để cho thiên hạ khỏi cười vô
duyên
Tàu cao cấp có căng-tin
Khách mua không có, khách nhìn cũng
khộng
Để Thủ trưởng khỏi động lòng
Em đành hở cái hàm răng nhoẻn cười
(!)
Tháng 5-2015, Tổng Cty ĐSVN cho chạy
tàu “Boeing mặt đất”, cái tên của đoàn tàu 6 toa cao cấp chạy trên tuyến Gia
Lâm – Đồng Đăng được vài báo nịnh thối phong cho cái danh hiệu khôi hài như vậy
và tung lên mạng hàng loạt ảnh còn sống lâu hơn đoàn tàu “Boeing mặt
đất”, cái dụng cụ dùng để đánh bóng mạ kền danh dự cho lãnh đạo (!)
Ngay từ khi đoàn tàu được cắt băng
khánh thành, Sỹ tôi đã có bài bình luận việc cho chạy “boeing mặt đất”
thay thế hai đoàn tàu chợ ĐĐ1/2 và ĐĐ3/4 trên tuyến Hà Nội – Đồng Đăng là sai
lầm ! Vì khách đi tàu trên tuyến này phần nhiều là chở hàng hóa về
xuôi, lên xuống nhiều ga dọc đường, đây là nguồn hàng nuôi sống các đoàn tàu
chợ từ nhiều năm qua, còn 6 toa tàu cao cấp thì khách sang trọng lên tàu không
có mấy, chỉ đỗ vài ba ga, không nhận chở hàng hóa. Hơn nữa, đồng thời Bộ
trưởng Đinh La Thăng cho nâng cấp quốc lộ 1A cũ song song đường sắt thì làm gì
còn thị phần cho tàu cao cấp dở hơi ?
Bây giờ “chuyện đã rồi, nồi đã vỡ”,
nói ra chẳng giải quyết được gì khi các người “đứng mũi chịu sào” đã và đang
lục tục chuẩn bị sẵn sàng khăn gói quả mướp ra đi, nhưng di sản tai tiếng để
lại cho ngành ĐS VN thì còn đó. Không riêng tàu “Boeing mặt đất”, mà cả ke ga
Hà Nội, ke ga Sài Gòn cải tạo tốn kém dù họ thừa biết không đồng bộ với hệ
thống ke ga trên tuyến, chỉ được ga hai đầu giúp khách lên xuống tiện lợi, còn
các ga dọc đường thì ông già bà lão vẫn cong đít mà bước lên tàu ; hoặc dự
án duy ý chí cải tạo cơ sở vật chất để đón tiễn khách như các sân bay,
còn dở dang vô vọng ; thêm nữa là hàng loạt hố xí trên tàu (thế hệ thứ
ba, Nhật dỏm lai gia công Việt thật), hôi thối
đuổi khách đi, nay phải tháo ra ! Nói theo cách tự an ủi thì tình trạng thiệt
hại chưa bằng lớp lãnh đạo tiền nhiệm thời cải tổ đã phá phách vơ vét, nhưng
điều đáng lo ngại là vấn đề tổ chức nhân sự xuất phát từ việc xáo trộn mô hình
tổ chức kinh doanh !
Sự đảo lộn
lung tung diễn ra quyết liệt, chủ yếu nhằm vào hệ vận tải, mà nhất là khối kinh
doanh ĐS. Chẳng hạn, anh A cũng Bí thư chi bộ, hoặc cũng đảng viên, cũng kỹ sư,
cũng thuộc loại cốt cán như anh B (có trường hợp anh A hơn hẳn anh B về mọi
mặt), nhưng đùng một cái, anh B là cấp trên lãnh đạo anh A, hưởng “mồi” thơm
hơn. Người bị lép vế một cách vô lý không dám hé răng vì miếng cơm manh áo ràng
buộc vào cái ngành nghề không thể chuyển đi nơi khác kiếm ăn được. Sự chịu đựng
ấy như cái ung nhọt âm ỉ lớn dần và tất nhiên có ngày vỡ mủ ! Xáo trộn tạo nên
cơ hội “đục nước béo cò”. Muốn được giữ vị trí hoặc thăng tiến thì phải nhờ
“ông Đô” chỉ lối đến “thằng Cò” giúp, nhưng không dễ. Có phản ánh cho biết một
cái chức từ anh Trạm trưởng…loanh quanh quay đi quay lại rồi được đề bạt vượt 2
bậc đã phải bỏ ra 5 nghìn “cụ Đô”. Tuy nhiên, tôi chưa có điều kiện kiểm
chứng và cũng không cần thiết vì thời buổi này chuyện đó là “bình thường” và
cũng khó mà đạt mục đích ngăn chặn.
Hy vọng, ngành ĐS sắp có Thủ lĩnh
mới, có cách nhìn mới và cách làm tế nhị để chọn lọc bộ máy lãnh đạo thực sự vì
ĐS VN ; hãy công tâm sàng lọc, giảm đến mức tối thiểu lớp người thuộc dòng 5C*
kém năng lực, thậm chí không có nghề đường sắt và các bác “sáng cắp ô đi tối
cắp về” thì may ra mới tìm được lối thoát đúng đắn. Chứ như bây giờ, cứ tự do
“bốc” để được cấp trên chú ý, thìbốc + khôi hài = sai lầm nghiêm trọng và
nói một cách văn vẻ làđoàn tàu chưa biết về đâu ?!
Hà Nội, 06-11-2016
Lê Khả Sỹ
-----------------
* con cháu các cụ cả
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét