NÊN TRÁNH TIỀN HẬU
BẤT NHẤT !
Nhất thể hóa – để “dồn gánh” không “nặng vai”!
Thứ bảy, 28/10/2017, 08:12 (GMT+7)
(Chính trị) - Ngày 25-10-2017, Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ
6 BCH Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ
chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu
quả”.
Nhiều
vấn đề về tình hình, nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Nghị quyết, trong đó có
giải pháp nhất thể hóa một số chức danh chính quyền và chức danh đảng như: Cơ
bản thực hiện mô hình bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch HĐND các cấp; thực
hiện bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch UBND cấp...
Nghị
quyết Trung ương 6 ghi rõ, việc nhất thể hóa thực hiện ở những nơi “có điều
kiện”...
-----------------------
Tổng bí thư ứng cử Chủ tịch nước
'không phải nhất thể hóa'
Lãnh đạo Đảng cho hay việc Tổng bí thư được
giới thiệu bầu Chủ tịch nước là tình huống, không phải cơ chế kiêm nhiệm hoặc
nhất thể hóa.
Theo ông, Việt Nam đã
có giai đoạn lịch sử Bác Hồ làm Chủ tịch nước và Chủ tịch Đảng, "sau đó
rồi tách".
"Đến bây giờ thì
không phải vì nhất thể hoá, đây là tình huống....
Ông cũng nhấn
mạnh, "không nên nói là Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, nói tắt thì
được nhưng không đúng tiêu chí. Đây là hai cơ chế khác nhau, hai cơ quan khác
nhau, không thiên vai nào chính vai nào phụ; đồng thời cũng không nói nhất
thể hoá, nôm na thì đây là bầu cho một người để làm hai công việc này".
------------------------------
Bài
trước tôi nói về cái lợi của nhất thể hóa là đỡ cho công quỹ phải nuôi hai bộ
máy làm công việc như nhau, sinh chồng chéo, đổ vấy, lại tốn kém kinh phí. Còn
bài viết này mới bàn đến thể chế (khởi thảo trước khi chưa có cuộc tiếp xúc cử
tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như trích dẫn ở trên).
A) Xem phần trích Nghị quyết số 18 NQ/TW cho thấy, ba
từ "nhất thể hóa" không phải vô tình và ngẫu nhiên bột phát từ cửa
miệng ai đó rồi quen nên nhiều người nói theo, mà là có chủ trương đưa vào nghị
quyết hẳn hoi ! Trước hết, về ngữ nghĩa thì gọi là nhất thể hóa (nhập làm một)
hay hợp nhất (hợp lại thành một) như nhau cả. Vậy chẳng có gì phải né tránh !
B) Hiểu theo nghĩa nào cũng không ổn vì: Chính thể ta
từ VNDCCH đến CHXHCNVN đều nói vai trò lãnh đạo của đảng CSVN là toàn diện và
được Hiến pháp thừa nhận. Trong khi đó, ta có chính quyền như các nước khác làm
nhiệm vụ chăm dân giữ nước và theo thông lệ quốc tế, ta có đủ vai vế từ Quốc
hội, Chính phủ đến UBND các thành phố, tỉnh, huyện, xã...Nghĩa là, không thể bỏ
Quốc hội và Chính phủ nước CHXHCNVN, vì như người ta thường xỉ mắng nhau: bọn
vô chính phủ, mà các nước cũng chẳng ai chơi với dân vô chính phủ ! Hoặc nếu bỏ
Đảng thì đảng viên cũng chẳng bằng lòng, bởi còn gì mà hô muôn năm ?! Như thế,
dùng ba từ nhất thể hóa là không ổn ! Vậy thì dùng ngôn từ nào cho hợp và cho
"kín kẽ" thuộc quyền cấp trên, nhưng cần đạt được yêu cầu là tinh
giản bộ máy, tinh giản con người cho hợp lý để đỡ tốn kém kinh phí khổ dân phải
đài thọ ! Nghĩ cho cùng, vai trò lãnh đạo không cần giống như thầy phù thủy ra uy bắt quyết trừ tà, phải khoác lễ phục, hua tay múa chân trấn yểm. Những
năm ba mươi thế kỷ trước, không ai ngoài đảng CS lãnh đạo và kết quả đã đánh đổ
chế độ phong kiến thực dân, mà thời kỳ bí mật mấy ai biết ông nào là đảng viên,
họp hành lúc nào, họp ở đâu ? Tất nhiên, ở thời điểm này phải khác !
C) Tổng Bí thư được TW đề cử Chủ tịch nước để Quốc hội
bầu là chuyện bình thường. Bởi Tổng Bí thư cũng là công dân. Đảng viên thì theo
quy định của Đàng, chức vụ nào được huyện đề cử, chức vụ nào được tỉnh đề cử,
chức vụ nào được TW đề cử. Công dân là quần chúng thì xóm, xã phường đề cử
(bầu), nó như rứa cả, chứ không có lý gì làm Tổng Bí thư là mất quyền công dân
! Chẳng cần phải phân bua như Tổng Bí thư giải thích: không nên nói là Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước...cũng không nói nhất
thể hóa, nôm na thì đây là bầu cho một người để làm hai công việc này...Thưa
Tổng Bí thư, một người làm hai công việc này, chẳng kiêm thì là gì
? Bởi tôi hiểu, nó không giống như anh công nhân bốc vác, sáng bốc hàng này là sắt thép, tối bốc hàng khác là lúa ngô (!) Và, sau này nếu
vừa là Tổng Bí thư, vừa là Chủ tịch nước thì cũng chẳng vướng vào cái quy định
"một người lãnh đạo không được ký dưới hai con dấu", đó là cùng hệ
thống hoạt động như Chủ tịch TW hội A không được đồng thời làm chủ tịch hội
trực thuộc TW hội A (lý thuyết thế thôi, thực tế vẫn có đấy). Còn ký tên đóng
dấu Trung ương Đảng CSVN là giải quyết công việc của Đảng, ký tên đóng dấu Chủ
tịch nước là giải quyết công việc của Chính phủ. Tuy nhiên, có nên kiêm
hay không và bầu có trúng hay không, thì lại là vấn đề khác.
Bài này muốn nói điều mong muốn là các vị bề trên nên
tránh tiền hậu bất nhất, thượng hạ bất nhất như nhất thể hóa và không phải nhất
thể hóa, gây cho dân khó hiểu !
08-10-2018
Công dân Lê Khả Sỹ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét