Mời bạn xem: http://lekhasy.vnweblogs.com http://holam.vnweblogs.com , http://lekhasy.blogspot.com
.
.
Một số cảnh trong phim Sống cùng lịch sử
.
.
TẠI SAO
PHIM VIỆT NAM TỤT HẬU ?
PHIM CA NGỢI TƯỚNG GIÁP BỊ Ế ?
Một bộ phim ngắn được
Nhà nước chi 21 tỷ, không phải là ít ; một nhân vật như Đại tướng Võ
Nguyên Giáp đối với lịch sử Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống thực
dân, không phải hiếm chuyện để đưa lên phim, nhưng phim quảng cáo chiếu
rồi phải hoãn vì số vé bán ra chưa nổi chục cái, nghĩa là phim ế
ngay từ đầu. Cũng như những bộ phim lịch sử, tâm lý, truyện (chuyển thể
từ văn học) được Nhà nước chi phí khối tiền, khi ra mắt hoặc sắp sửa ra
mắt khán giả thì bị công luận chê bôi, bình phẩm, ngắc ngoải một thời
gian khiêm tốn rồi “lưu kho”, như Đêm hội Long Trì, Sông Hồng ký sự và gần đây là phim Sống cùng lịch sử…tại
sao lại khổ sở như thế ? Đây là câu hỏi tồn tại đã mấy chục năm dành
cho làng phim Việt Nam mà chưa có câu trả lời thỏa đáng !
.
.
Một số cảnh trong phim Sống cùng lịch sử
.
Nhìn lại hàng ngũ các “nhà làm phim” của
ta khá hùng hậu, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú loạn xạ ; làm một bộ
phim thì ngoài kinh phí được cấp, còn có hàng chục cơ quan đơn vị giúp
đỡ về mọi phương diện cần thiết ; các tác phẩm văn học chuyển thể đều là
“sản phẩm” được giải, chẳng có gì đáng phàn nàn thiếu điều kiện.
Vậy thì cái cần để cho làng phim Việt Nam ngóc đầu lên được là sự cầu
thị và dám nhìn thẳng vào mình của làng phim Việt Nam. Lâu nay, nhất là
phía bắc, cứ tưởng lắm nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú là yếu tố quyết
định thành công của phim ; cứ tưởng bám sát được nhiệm vụ chính trị là
có phim hay, cứ tưởng đôi khi được cái giải trong vùng, động viên cho
nhau cái giải trong nước là đã xứng tầm (!) Nếu công bằng mà nói ngay
trong nước thôi, cái tầm của phim bắc so với phim nam còn thua mấy bậc !
Chẳng hạn, thấy anh Hai nam làm phim Mê Kông ký sự thì anh Hai bắc cũng làm Sông Hồng ký sự, rồi Ký sự Sông Đà… khổ
nổi như Trời sinh ra nó, nước ở đâu cũng thể lỏng, cây hai bên bờ ở đâu
cũng màu xanh, đi lại trên bờ thì người ở đâu cũng hai cẳng…cho nên dù
cũng gọi là sông, cũng gọi là ký sự nhưng xem Mê Kông ký sự rồi thì chẳng ai muốn xem những Sông Hồng ký sự và Ký sự Sông Đà vỉ nó na ná như Mê Kông ký sự đẻ ra (!) Đến cái vi mô như phim hài,
chủ yếu là các diễn viên “đánh trống mồm”, không kém không hơn những
chú bán la ghim trên tàu điện thời thuộc Pháp ! Còn những bộ phim về
tình hình nông thôn thì phim nào cũng giống phim nào, vẫn phổ biến những
cảnh anh cán bộ thôn đi cùng mấy anh dân phòng đến nạt nộ dân ; mấy anh
thanh niên đấm đá nhau, mấy gã trung niên ngồi ngất ngưỡng trên chõng
tre hút thuốc lào, uống rượu ; mấy ông già thì áo sơ mi, quần “âm lịch”
thủ cựu phân bua, nói lấy được ; mấy mẹ mướp đanh đá cá cầy…mới xem đã
thấy vô duyên, ngượng thay cho các nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân, biên
kịch, đạo diễn tưởng tượng suy ra mà vẽ chuyện (!) Còn phim lịch sử,
chọn toàn NSƯT, NSND đảm đương từ đầu đến cuối mà mê mẩn ngô nghê đến
mức cho Nhà Vua hoan lạc với các thiếu nữ không khác ca ve thời @ (như
cảnh trong phim Đêm hội Long Trì dưới đây) !
NSND Hoàng Dũng trong vai Lý Cao Tông
.
Sỹ tôi chẳng dám “bày cho đĩ vén váy”
đối với các “nhà”, nhưng cứ thầm nghĩ nôm na: Những cảnh được gọi là
“nóng” thế này, trong phim bây giờ không thiếu và khá đông người muốn
xem, kể cả các cụ đến thời kỳ “thượng bất chính hạ tác loạn - trên nói dưới không nghe”
nhưng xem phải phù hợp với hoàn cảnh, chẳng hạn nơi sân khấu khoe mông
khoe rốn của người mẫu hoa hậu diễn viên, phòng hát ka-ra-ô-kê, hoặc nơi
nhà thổ vừa xem vừa khoái chí cười, vừa tung hô “bảo vệ toàn vẹn lãnh
thổ” từ trên xuống dưới cho đã cái đời. Chứ đã xem phim lịch sử thì phải
là lịch sử nghiêm chỉnh (!)
Về phim Sống cùng lịch sử ngợi ca tướng Giáp bị ế,
có lẽ không ngoại trừ bệnh tự tin của các nhà làm phim, tưởng nói về
lãnh đạo thì càng tô vẽ đề cao, càng thành công tốt đẹp, Không lường
được trình độ nhận thức của công chúng bây giờ khác với những năm vào
thập kỷ 60-70, họ dễ tin các đại thần “như người trên trời rơi xuống”.
Đó chính là “cú phạt trong vòng cấm” dành cho bộ phim, dẫn đến bị ế !
.
Trong khi phim Tàu tràn ngập, một trăm
phim hay chỉ có vài ba phim dở thì làm sao phim Việt Nam sống nổi ? Nên
chăng, cần thay đổi một bộ não mới cho ngành điện ảnh Việt Nam vừa có
trình độ chuyên môn, vừa có năng lực tổ chức và đủ uy tín lãnh đạo thì
may ra mới vực dậy được cái ngành nghệ thuật hữu danh vô thực này. Lại
cần tổng lực xuất phát từ ý thức mới, quan niệm mới về trách nhiệm của
người làm phim, xóa bỏ cái kiểu sống và làm việc bằng niềm tự hào danh
vị và sĩ diện hão đã thành bệnh kinh niên mãn tính ! Nhà nước cũng cần xem lại cái khoản phí tổn nuôi cái ngành điện ảnh Việt Nam quá tốn kém, vô tích sự !
.
22-9-2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét