Mời bạn xem: http://lekhasy.vnweblogs.com http://holam.vnweblogs.com , http://lekhasy.blogspot.com
.
.
.
Lạm bàn về giao tiếp
.
Trong bụng không biết thế nào, nhưng khi giao tiếp cần thể
hiện
được phép lịch sự, tự tôn và chân tình là điều sơ đẳng
phải hiểu !
Cụ Hồ hơi cúi người bắt tay dân, thể hiện tình thân mật và kính trọng như Cụ từng dạy Công an: Đối với nhân dân, phải kính trọng lễ phép !
.
Chú Trọng đứng thẳng bắt tay các bác cựu TNXP, thể hiện “dáng đứng anh hùng, dáng đứng Việt Nam” (!)
Tổng
Đào chìa một tay, Tổng Trọng đưa cả hai tay nắm chặt, biểu thị nghĩa
nặng tình thâm dù biết hai bên chức vụ ngang nhau và hai nước bình đẳng
theo luật quốc tế (ảnh trên) Còn bắt tay như Chủ tịch Trương Tấn Sang
với Tổng Thư ký LHQ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Tổng thống Putin và
phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với Tổng thống Chile (3 ảnh
dưới) thì trông đường hoàng, lịch thiệp và bình đẳng thật, nhưng không biểu thị được “nghĩa nặng tình thâm” như chú Trọng (!)
Ông
Chủ tịch nước ta với ông Tổng thống Ấn Độ dù nước to nước nhỏ nhưng
cách giao tiếp bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa hai Nguyên thủ quốc
gia, rất đáng kính ! Còn Thủ tướng ta, trong giao tiếp chứng tỏ diễn
đạt lưu loát, phong thái đỉnh đạc mà khiêm nhường, lịch sự (2 ảnh dưới)
Xem
ra, chỉ “thua” về sự cẩn thận mở giấy ra mà đọc cho ăn chắc như Thủ
tướng Phan Văn Khải trước đây hội kiến với Tổng thống Mỹ và ông Lê Hồng
Anh thời nay hội kiến với Chủ tịch Trung Quốc (2 ảnh dưới) (!)
Còn
phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, dù là đại diện cho Nhà nước VN nhưng có
lẽ chú nghĩ mình thua Ôn Gia Bảo một cấp, nên đưa cả hai tay ôm bàn tay
chìa ra của đối phương, thôi thì cũng đành (ảnh dưới).
Còn bức ảnh Tổng Mạnh khom lưng chào
Tổng Đào này là ảnh ghép bằng kỹ thuật khá công phu, chứ chẳng ai ngu
như rứa ! Sỹ tôi tin lời giải thích là vậy, còn ghép thế nào và đối
tượng nào ghép với mục đích chơi xỏ, đưa lên mạng thì loại dốt đặc cán
mai về mạng như tôi xin chịu. Tuy nhiên, có bạn nhắc đến bức ảnh này,
nên đưa lên đây để "giải oan" cho Tổng Mạnh.
---***---
Với dân
thường, giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày đã phải cẩn thận, chỉ sơ
suất một chút, có thể mắc tội phạm thượng hoặc tự hạ thấp mình mang điều
sĩ nhục, hoặc chịu tiếng xấu cúi luồn nịnh bợ ! Tôi được nghe kể về câu
chuyện bắt tay xã giao của cụ Hồ trong dịp sang Pháp dự hội nghị
Phông-ten-nơ-bơ-lô (Fontainebleau): Một lần đón Cụ, vị quan chức
Pháp đạo diễn pha đứng chờ để khi Cụ bước lên còn một bậc cầu thang thì
ông ta sẽ cúi xuống chìa tay cho Cụ bắt và đã chuẩn bị phóng viên chụp
ảnh, Cụ Hồ biết mẹo vặt của ông ta, Cụ vừa đường hoàng bước lên, vừa
dùng tay phải cầm mẫu thuốc lá đang hút vứt xuống, cũng là lúc Cụ đứng
ngang hàng với vị chủ và chìa tay cho vị chủ bắt. Thành ra Cụ Hồ chìa
tay trước, hình ảnh đó đã vào ống kính, vị chủ và phóng viên không kịp
xoay trở (theo phép lịch sự của động tác bắt tay là người bề trên
chìa tay ra trước cho kẻ bề dưới bắt). Câu chuyện có thật trăm phần trăm
hay không thì cũng là điều nhắc nhở mọi người đã học cách chào của Tây
thì phải đúng Tây, đừng chơi kiểu “âm lịch lai dương lịch” (!)
Đáng buồn
hơn là, các vị với tư cách đại diện quốc gia ngồi hội kiến với đại diện
nước bạn mà mở tài liệu đọc như đọc chính tả thì chắc chắn họ sẽ thầm
cười người kém trí nhớ, kém khả năng diễn đạt, nhưng lại thầm khen người
“cẩn thận” (!) Nên chăng, các vị được nhận trọng trách thì chịu khó đọc
cho thuộc bài hoặc từ chối nhiệm vụ để tổ chức giao cho người khác,
nhằm bảo vệ thanh danh thể diện quốc gia. Nhân đây, lại xin kể mẫu
chuyện về Mạc Đỉnh Chi đi sứ sang Tàu. Ông là bậc Thánh đức, Thánh
tài, Thánh chữ, là Lưỡng quốc Trạng nguyên (cả nước ta và nước Tàu phong
Trạng nguyên). Một lần đi sứ, vào tiếp kiến Vua Tàu, Vua thấy quá giỏi
về chữ nghĩa, hỏi đâu trả lời đúng đấy, chưa dứt câu hỏi đã trả lời mạch
lạc và có phần sắc sảo hơn. Vua Tàu vấn nạn (hỏi khó): Bên nước ngươi
có bao nhiêu người giỏi như ngươi ? Mạc Đỉnh Chi thưa: Kính bẩm Hoàng
Đế, thần không biết có bao nhiêu người giỏi, nhưng như thần đây, sáng
chầu thì Vua mắng ngu, chiều họp thì quần thần chê dốt. Vua Tàu nghe nói
mà kính nể một đất nước có lắm người tài hơn cả Mạc Đỉnh Chi Lưỡng quốc
Trạng Nguyên ! Từ mẫu chuyện trên ta thấy, người đại diện cho
triều đình là gánh vác trọng trách, có thể làm cho thể diện quốc gia
sáng sủa thêm hoặc bôi nhọ vào thể diện quốc gia, chứ không giản đơn như
hát ka-ra-ô-kê dù nó cũng đều là ngôn từ trong mồm chui ra cả (!)
.
17-9-201
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét